Sau khi kết thúc chương trình chào năm mới 2018, người dân hai miền hân hoan trở về nhà. Đằng sau những bước chân nào là giấy, túi nylon, vỏ lon,... nằm chắn cả mặt đường. Lúc này, các cô công nhân môi trường mới bắt tay vào công việc thu gom rác thải mà nhiều người đi chơi bỏ lại.
Đủ loại rác thải "trắng đường" dẫn vào khu đô thị Sa La (quận 2, TPHCM). Ảnh: Tứ Quý
Cả mặt đường "ngập ngụa" rác. Ảnh: Tứ Quý
Một trong những nguyên nhân xuất hiện nhiều rác chính là do sự xuất hiện của những xe bán hàng ăn lưu động. Ảnh: Tứ Quý
Tàn cuộc chơi, chẳng ai còn tâm trí đâu mà quan tâm tới những gì họ mang đến mà quên mang về. Ảnh: Tứ Quý
Sau một đêm đón năm mới 2018, khu vực công viên 30/4 còn lại với vô vàn rác trải dài dọc các lối đi. Ảnh: Benz
Dọc đường đi còn lại chủ yếu là giấy bão để ngồi và vỏ lon, cốc nhựa. Ảnh: Benz
Dọc các con đường đâu đâu cũng thấy rác. Ảnh: Benz
Xung quanh các ghế đá vẫn có một số người ngồi trò chuyện, tuy nhiên phía bên dưới giấy báo, túi nylon bủa vây xung quanh. Ảnh: Benz
Ảnh: Benz
Nhiều người lót giấy báo ngồi xem pháo hoa rồi vứt bừa ngay tại chỗ. Ảnh: Benz
Ở Hà Nội, sau một đêm vui chơi thì một số hàng quán vỉa hè là điểm dừng chân lí tưởng cho các bạn trẻ. Ảnh: Phạm Tuấn
Không chỉ hàng nước mà hàng ăn vặt cũng được dịp đắt khách. Ảnh: Phạm Tuấn
Nhiều bạn trẻ lựa chọn ngồi nghỉ ngơi ngay bên vỉa hè, xung quanh tràn ngập vỏ chai, túi nyon... Ảnh: Phạm Tuấn
Rác chủ yếu là vỏ kẹo, bim bim, đồ ăn nhanh, túi nilon trải dài lề đường. Ảnh: Phạm Tuấn
Tại khu vực Bờ Hồ rất nhiều rác xuất hiện ở vỉa hè, lề đường, bên cạnh đó là những bước chân vội vã của biết bao người đang muốn trở về nhà thật nhanh. Ảnh: Phạm Tuấn
Ảnh: Phạm Tuấn
Tình trạng xả rác cũng xảy ra quanh khu vực phố đi bộ Hà Nội. Ảnh: Phạm Tuấn
Quanh trạm gác, bốt của CSGT cũng trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ sau một đêm vui chơi. Ảnh: Phạm Tuấn
Ly nhựa, chai nước không nằm ở thùng rác mà nằm ở một gốc cây... Ảnh: Phạm Tuấn