Vào khoảng 13h chiều ngày 15/9, bão số 10 có vị trí ngay tại khu vực các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14.
Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình đã xảy ra mưa to đến rất to, gió giật mạnh và sóng biển dâng cao. Mới đầu, những thiệt hai về tài sản của người dân tại địa phương đã được nhóm PV ghi lại.
Quảng Trị: Người dân khốn đốn vì tốc mái, cây xanh gãy đổ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gió giật mạnh, gây lốc xoáy, mưa to trên diện rộng trong 2 ngày 14 và 15/9.
Trưa 15/9, vùng biển tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; vùng ven biển Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; vùng đồng bằng tại Đông Hà có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9, vùng miền núi Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) có gió mạnh cấp 4, giật cấp 6.
Gió to gây tốc nhiều mái nhà, bảng biển quảng cáo (Ảnh: Hà Nam).
Mái tôn bị gió giật tung, hư hỏng hoàn toàn (Ảnh: Hà Nam).
Mưa rất lớn trên diện rộng, tập trung trong thời gian ngắn nên làm ngập một số tuyến đường giao thông nông thôn ở các vùng thấp trũng, ven sông, suối, một số tuyến đường có ngầm, tràn ở vùng miền núi và làm chia cắt một số tuyến đường ở miền núi như tuyến Tà Rụt đi A Vao bị ngập trên 03m, tuyến đường 558a nước vượt cầu tràn Ba Lòng khoảng 02m, tuyến đường vào trung tâm xã Ba Nang bị ngập, chia cắt nhiều điểm, nước vượt ngưỡng tràn 2,5m…
Nhiều cây xanh bị gãy đổ ngay trước nhà dân (Ảnh: Hà Nam).
Cây phi lao bị gió tạt đổ ngang đường (Ảnh: Hà Nam).
Về thiệt hại, hiện có 5 ngôi nhà ở huyện ĐaKrông bị sập hoàn toàn, 84 nhà dân bị tốc mái, một ngôi trường mầm non ở xã Tà Rụt (huyện ĐaKrông) bị tốc mái.
Đặc biệt, ở các vùng ven biển và đặc biệt là khu vực phía bắc tỉnh hiện đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên chưa thống kê được thiệt hại về nhà cửa, trụ sở, cây công nghiệp, hệ thống điện, thông tin liên lạc, hoa màu, …
Những thiệt hại về bão tại Quảng Trị chưa thể thống kê đầy đủ (Ảnh: Hà Nam).
Nghệ An: Nhiều khu vực ngập sâu, người dân bắt tay thu dọn sau bão
Các con đường lớn quanh khu vực thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đều trong tình trạng ngập nặng. Có những đoạn đường ngập sâu đến gần 1m. Nhiều phương tiện bị chết máy nhưng không thể tìm được điểm sửa chữa.
Do mưa lớn, nhiều tuyến đường ở TX. Cửa Lò bị ngập sâu đến 1m (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
Ảnh: Nguyễn Gia Chính.
Nhiều phương tiện bị chết máy do ngập sâu trong nước (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
Theo thống kê ban đầu, do ảnh hưởng của bão, cho đến 16h chiều ngày 15/9 toàn tỉnh Nghệ An có 1 người chết và 1 người bị thương. Tại TX. Cửa Lò, có 210 nhà bị tốc mái, 524 cây bị gãy đổ.
Cũng do bão số 10, tại 5 huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Nam Đàn, gần 2.000 ha ngô và rau màu bị ngập lụt.
Bão chưa tan, người dân đã vội thu dọn những hậu quả cơn bão để lại (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
Cành cây, rác thải bị gió cuốn ngổn ngang trước cửa nhà (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
Người dân không quên bảo vệ tài sản, vật nuôi (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
...Và hỏi han nhau những câu chuyện về gió bão (Ảnh: Nguyễn Gia Chính).
Quảng Bình: Gió giật mạnh, nhiều công trình kiên cố không thể trụ vững trước bão
Dọc bờ biển Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình), tuyến đường Trương Pháp có rất nhiều cây đổ, mái tôn và biển quảng cáo bay ngổn ngang trên đường.
Nhiều cổng chắn bị gió thổi bay (Ảnh: Hoàn Như).
Các bảng biển quảng cáo to cũng không thể trụ vững (Ảnh: Hoàn Như).
Cây phi lao chắn gió ven biển lại bị gió thổi gãy ngang (Ảnh: Hoàn Như).
Nhiều cây còn bị bật cả rễ (Ảnh: Hoàn Như).
Đá từ vách núi rơi xuống lòng đường rất nguy hiểm (Ảnh: Hoàn Như).
Cây cảnh ngã đổ, bật ra khỏi chậu xi măng (Ảnh: Hoàn Như).
Những huyện tại Quảng Bình nơi tâm bão đi qua, nhà cửa tốc mái, các vườn chuối, ngô đổ rạp. "100% trường học, trạm y tế và 70-80% nhà dân ở huyện bị tốc mái. Thiệt hại nặng nhất là ba xã Cảnh Dương, Quảng Đông và Quảng Phú", ông Trần Văn Định, Phó ban phòng chống bão lụt huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) thông tin.
Cành cây gãy đổ, bảng biển bị gió thổi ngổn ngang (Ảnh: Hoàn Như).
Nhiều nhà chòi, lán quán tan hoang sau bão (Ảnh: Hoàn Như).
Ở trung tâm TP. Đồng Hới (Quảng Bình), một cổng chào đã bị đổ sập trong bão, chính quyền địa phương phải huy động xe cẩu đến thu dọn, đảm bảo an toàn và trật tự giao thông.
Cổng chào đổ sập trong cơn bão, xe cẩu được huy động đến thu dọn (Ảnh: Hà Nam).
Hàng cây xanh gãy cành, đổ nghiêng ngả xuống lòng đường (Ảnh: Hà Nam).
Nhiều nhà dân bị tốc mái, bay hết biển hiệu quảng cáo (Ảnh: Hà Nam).
Hà Tĩnh: Đường phố ngập lụt, cột sóng Viettel bị gãy đổ
Biển hiệu quảng cáo bị gió giật tơi tả (Ảnh: Phương Thảo).
(Ảnh: Phương Thảo).
Ghi nhận cho đến 16h chiều 15/9 tại huyện Kỳ Anh, có hơn 23.000 nhà dân bị tốc mái, rất nhiều cột điện, cây cối bị đổ gãy hiện nay chưa thể thống kê được.
Đường giao thông ở các xã Kỳ Trinh, Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Hưng bị ngập khoảng 30cm. UBND thị xã Kỳ Anh các phòng làm việc, mái hiên, nhà tập thể bị tốc mái. Đặc biệt, cột truyền hình, cột sóng Viettel thị xã Kỳ Anh đã bị đổ gãy.
Cây cối gãy đổ khắp nơi (Ảnh: Phương Thảo).
(Ảnh: Phương Thảo).
(Ảnh: Phương Thảo).
Nhiều tuyến đường ngập lụt nặng sau những trận mưa như trút nước (Ảnh: Phương Thảo).
(Ảnh: Phương Thảo).