Chuẩn bị cúng cô hồn thế nào mới chuẩn lễ nghi, tốt cho gia chủ

Huyền Trang, Theo Phụ nữ số 14:00 03/08/2024
Chia sẻ

Cúng cô hồn tháng 7 cần đặc biệt chú ý những điểm này kẻo phản tác dụng.

Tại sao phải cúng cô hồn?

Theo tín ngưỡng tâm linh truyền thống, tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn. Theo đó, khi qua đời, có người được đầu thai chuyển kiếp, có người chưa siêu thoát, cũng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói, nếu được thả ra có thể nhũng nhiễu dương gian. Vào tháng cô hồn, người ta quan niệm rằng, ma quỷ sẽ đi lang thang khắp nơi để quấy phá, mang lại tai ương cho con người. 

Chuẩn bị cúng cô hồn thế nào mới chuẩn lễ nghi, tốt cho gia chủ- Ảnh 1.


Cúng cô hồn còn được gọi là lễ thí thực (thí là bố thí), chính vì thế đây được xem là hành động bố thí thông qua việc thờ cúng. Cúng cô hồn là tục lệ nhân gian khi người dương sắm đồ cúng để "đãi" các linh hồn đói khát, lang thang một bữa no đủ, từ đó chúng không còn quấy phá gia chủ. Ý nghĩa nhân văn của tục cúng cô hồn là giúp các vong linh không nhà không cửa bớt tủi thân khi trở về địa ngục, giống tư tưởng xá tội vong nhân thời xưa.

Cúng ngày nào, giờ nào?

Dân gian Việt Nam quan niệm, lễ cúng tháng 7 âm không nhất thiết phải cũng vào ngày rằm mà có thể linh hoạt từ ngày 2/7 đến trước 12h trưa 15/7 theo lịch âm bởi ngày rằm tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ mở cửa địa ngục nên sau thời gian này các vong linh sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa.

Thời gian tốt nhất trong ngày để thực hiện cúng cô hồn là vào chiều tối, trong giờ Dậu (17-19h) khi trời nhập nhoạng. Nếu chọn buổi sáng, các vong linh sợ ánh sáng sẽ không thể tiếp cận mâm cúng.

Mâm cúng cô hồn cần những gì?

Mâm cỗ cúng cô hồn thường bao gồm:

- Muối gạo (1 đĩa)

- Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt (3 vắt)

- 12 cục đường thẻ

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc .

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)

- Nước (3 ly nhỏ), 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Để cúng cô hồn đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và không cúng đồ mặn.

Chuẩn bị cúng cô hồn thế nào mới chuẩn lễ nghi, tốt cho gia chủ- Ảnh 2.

Theo dân gian, khi cúng thường chia 2 bàn riêng là bàn thượng và bàn hạ. Bàn thượng gồm hoa, trái cây và nước tinh khiết dành cúng ngài Tiêu diện Đại sĩ, chư thiên và các chúng sinh ở cảnh giới cao. Còn bàn hạ đặt thức ăn thường như cơm, cháo, nước lọc, bỏng... để cúng cho các hương linh, gọi là bàn chúng sinh.

Gia chủ thỉnh sư thầy đọc tụng chân ngôn để cầu Phật và Bồ tát giúp chúng sinh được no đủ và thoát khổ.

Điều cần đặc biệt lưu ý trong lễ cúng cô hồn

Chuẩn bị cúng cô hồn thế nào mới chuẩn lễ nghi, tốt cho gia chủ- Ảnh 3.

- Vị trí đặt mâm: ngoài sân, cửa nhà, vỉa hè, ngã ba,...

- Ăn mặc: chỉnh tề, không mặc quần ngắn.

- Không nên để trẻ con, người già và phụ nữ có thai lại gần khi cúng để tránh bị cô hồn quấy phá.

- Thắp hương: Thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 - đại diện cho tính dương. Ở bàn hạ thì hương cắm ngang.

- Sau khi cúng: Không đem đồ cúng vào nhà hay chia cho mọi người mà. Gia chủ tiến hành vẩy nước, cháo, toàn bộ gạo, muối ra 8 phương 4 hướng tới ngoài đường. Đồ còn lại mang ra hồ ao, sông để thả trả hết cho chúng sinh.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày