Tôi họ Trương (45 tuổi), hiện đã lập gia đình và sống ở một thành phố loại 2. Điều kiện gia đình cũng không quá dư giả, thu nhập cũng chỉ vừa đủ sống. Bố mẹ tôi đều đã qua đời vì dịch bệnh. Hiện giờ người thân duy nhất của tôi chỉ còn mỗi cậu em trai đang sống ở căn nhà cũ của bố mẹ.
Tết vừa rồi, tôi về quê thăm gia đình em trai. Nhìn căn nhà cũ ọp ẹp, tôi không khỏi chạnh lòng. Em trai tôi, dù đã ngoài 40 tuổi, vẫn sống trong căn nhà cũ kĩ cùng vợ và hai con nhỏ.
Em tôi là vốn là đứa trẻ rất chăm chỉ, tuy không học đại học nhưng rất chịu khó chịu khổ đi học nghề sửa chữa. Cứ nghĩ cuộc sống sẽ suôn sẻ với em ai ngờ trong một sự cố tai nạn lao động, em tôi bị thương nặng ở tay, sau đó phải bỏ nghề.
Mất đi trụ cột kinh tế gia đình, cuộc sống của vợ chồng em trai ngày một khó khăn hơn. Tôi biết, với tình trạng hiện tại vợ chồng em trai có làm lụng vất vả quanh năm cũng chỉ đủ ăn, nói gì đến chuyện xây nhà mới.
Cho em trai tiền xây nhà, đổi lại em dâu cho tôi một túi cá khô. Ảnh minh họa
Sau bữa cơm tất niên ấm cúng, khi mọi người đã nghỉ ngơi, tôi gọi em trai ra nói chuyện riêng. Tôi lấy ra một chiếc phong bì dày cộp, bên trong là 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng). Đây là số tiền tiết kiệm tôi đã dành dụm suốt những năm qua. Tôi muốn giúp em trai xây sửa lại căn nhà, để gia đình em có một chỗ ở khang trang hơn.
Em trai tôi nghe xong thì xúc động nghẹn ngào. Em liên tục nói lời cảm ơn tôi, nhưng rồi lại ngập ngừng không dám nhận. Tôi hiểu em ngại, không muốn mang ơn chị gái. Tôi liền nói: "Em trai à, chị em mình là người một nhà, giúp đỡ nhau là chuyện thường. Hơn nữa, chị cũng muốn các cháu có một không gian sống tốt hơn để học hành."
Nghe tôi nói vậy, em trai tôi mới gật đầu đồng ý và nhận lấy số tiền tôi đưa. Lúc tôi chuẩn bị ra về, em dâu tôi vội chạy vào nhà, mang ra một túi cá khô lớn biếu tôi. "Cái này là cá em tự làm, đặc sản quê nhà, chị mang về ăn nhé", em dâu tôi nói với giọng chân chất.
Tôi cảm ơn vợ chồng hai em rồi ra ga tàu quay lại thành phố. Về đến nhà, vào lúc tôi mở túi cá khô ra xem thì sững sờ khi thấy một thứ. Bên trong ngoài phần cá khô được em dâu đóng gói cẩn thận còn có thêm một chiếc túi được quấn nhiều lớp nilon. Khi mở ra xem, tôi chết điếng khi nhìn thấy 1 thứ quen thuộc. Đó chính là chiếc phong bì tôi đưa cho em trai.
Tôi mở phong bì ra thì thấy một tờ giấy viết tay.
"Chị Trương kính mến,
Em biết chị là người có lòng, luôn thương yêu gia đình. Số tiền chị cho, bọn em rất biết ơn nhưng vợ chồng em xin phép không dám nhận. Em hiểu cuộc sống của gia đình chị vẫn còn nhiều khó khăn. Khoản tiền này chị tiết kiệm cũng rất vất vả, vì thế em mong chị giữ lại số tiền đó để lo cho các cháu. Vợ chồng em còn trẻ, còn sức để cố gắng. Chúng em sẽ tự mình tích góp xây nhà, để các con có một mái ấm hạnh phúc. Em cảm ơn chị rất nhiều!"
Đọc những dòng chữ này, tôi không khỏi xúc động. Tôi hiểu rằng, em dâu tôi là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang và có lòng tự trọng cao. Tôi cũng cảm thấy vui mừng vì gia đình em trai tôi tuy nghèo khó nhưng luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Ảnh minh họa
Tết này, tôi đã có một cái Tết thật ý nghĩa. Từ khi bố mẹ mất vì dịch bệnh, những năm sau đó bôn ba làm việc, lâu lắm rồi tôi mới lại cảm nhận được tình cảm chân thành, ấm áp của những người thân trong gia đình như vậy.
Bài tâm sự của chị Trương sau khi được đang tải trên trang Sohu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc. Bên cạnh những người để lại bình luận ngưỡng mộ tình thân của gia đình chị Trương, không ít người còn để lại lời chúc hai gia đình nhỏ luôn bình an và có thật nhiều sức khỏe.