Bạn là người thích khám phá? Bạn đam mê theo dõi những vụ án ly kỳ và mong muốn mình trở thành thám tử lần theo manh mối để tìm ra đáp án?
Vậy thì hãy cùng thử sức với câu đố thử tài phá án lần này nhé! Hãy cùng khởi động tuần mới bằng 1 câu đố vui và để xem bạn có khả năng logic của bạn tới đâu, có đủ để làm thám tử điều tra không nào.
Vụ án hạ độc tại nhà hàng
Một hôm, bốn người A, B, C, D cùng dùng bữa tại một nhà hàng. Trong bữa ăn, D bỗng đứng dậy, hét lớn một tiếng: "Có người hạ độc vào thức ăn!". Dứt lời D ngã khuỵu xuống nền và tắt thở.
Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc và gọi ba người cùng ăn với D đến để tiến hành lấy lời khai. Bởi vì mỗi người được thẩm tra đều nói 2 câu nói thật, 1 câu nói dối nên khiến tình tiết vụ án khó bề phân biệt.
Bữa ăn "tử thần" (Ảnh minh họa)
A nói: "Tôi không hạ độc D". "Tôi ngồi cùng với C". "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi".
B nói: "D ngồi đối diện với tôi". "Hiện tại chúng tôi lại có nhân viên phục vụ mới". "Nhân viên phục vụ không hạ độc D".
C nói: "B không phạm tội". "Là nhân viên phục vụ hạ độc D". "Hung thủ ở giữa chúng tôi".
Gợi ý: Trước khi A nói "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi", đã nói dối một lần.
Câu hỏi là: Hãy dựa vào lời khai của A, B, C và gợi ý để phán đoán hung thủ là ai trong số 3 người này và nhân viên phục vụ.
Hãy tư duy 1 chút để tìm ra đáp án nhé!
Bạn nghĩ ra chưa? Không khó quá mà, phải không?
Nghĩ thêm chút nữa nhé! Nếu không nghĩ ra thì xem đáp án vậy!
Đầu tiên hãy nhớ đề bài đã cho chúng ta biết, mỗi người đều nói 2 câu nói thật và 1 câu nói dối.
Dựa vào lời gợi ý, trước khi A nói "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi" đã nói dối một lần, ta có thể phán đoán được câu "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi" là câu nói thật.
Do đó, câu "Hiện tại chúng tôi lại có nhân viên phục vụ mới" trong khẩu cung của B là câu nói dối. Từ đây, ta có thể phán đoán tiếp được - hai câu còn lại là câu nói thật. Vì thế, ta loại được 1 người - nhân viên phục vụ không phải là hung thủ.
Quay trở lại xem khẩu cung của C. Ta có thể biết chắc chắn, câu "Là nhân viên phục vụ hại chết D" trong khẩu cung của C là câu nói dối.
Vậy nên, câu "B không phạm tội", "Hung thủ chính là người ở giữa chúng tôi" là câu nói thật, suy ra B cũng không phải là hung thủ.
(ảnh minh họa)
Tiếp đến, ta xem khẩu cung của A. Bởi B nói "D ngồi đối diện với tôi" là câu nói thật, cho nên "Tôi ngồi cùng C" là câu nói dối và câu "Tôi không hạ độc D" là câu nói thật.
Từ tất cả những điều trên, ta loại tiếp được A, B và nhân viên phục vụ đều không phải là hung thủ. Kết luận cuối cùng, hung thủ chính là C.
Nguồn: Tổng hợp