Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới

Skye, Theo Thời Đại 07:00 28/05/2017
Chia sẻ

Dù công việc tại ngôi trường cao nhất thế giới còn nhiều khó khăn, thầy Qimei, 37 tuổi vẫn cố gắng bám trường để đem con chữ đến cho các em học sinh nghèo nơi đây.

Trường tiểu học tại Puma Jiangtang, Tây Tạng là ngôi trường học cao nhất thế giới. Nằm cách mặt nước biển 5,373m - cao hơn cả những điểm nghỉ mà những người leo núi Everest dừng chân với nhiệt độ trung bình khoảng -5 độ C, ngôi trường này là nỗi sợ với nhiều giáo viên. Thiếu ô-xi, viêm khớp... là những căn bệnh thường gặp của người sống nơi đây. 

Tuy nhiên, thầy giáo Qimei, 37 tuổi, đã không ngại khó khăn, bám trường đến hơn 5 năm. Ngoài thầy Qimei chỉ còn một giáo viên khác là hiệu trưởng trường Puma Jiangtang. Mới đây, thầy Qimei đã có cuộc trò chuyện phỏng vấn với trang Scmp về công việc của mình.

Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới - Ảnh 1.

Thầy Qimei cùng các em học sinh tại trường.

Tại sao anh quyết định tới đây dạy?

Đáng nhẽ ra, tôi đã có cơ hội giảng dạy tại một trường đại học hoặc làm nhà báo sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, tôi cũng mơ ước được trở thành giáo viên nếu có cơ hội. Chính vì thế, tôi đã nộp đơn xin làm giáo viên.

Tôi lớn lên trong gia đình đơn thân. Nhà chúng tôi nghèo lắm và tôi đã định bỏ học mấy lần. Tuy nhiên, giáo viên tiểu học đã khích lệ tôi. Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi để trở thành một giáo viên.

Công việc giảng dạy tại ngôi trường cao nhất thế giới có gì khó khăn?

Ngôi trường nằm tại cao nguyên Tây Tạng - Thanh Hải. Ở đây lạnh lắm, không khí cũng loãng nữa, ở độ cao đến 5,373m. Vì không khí loãng quá nên chứng thiếu ô xi đôi khi gây tổn thương nội tạng, bao gồm cả não. Người dân ở đây cũng lão hóa nhanh hơn. Chúng tôi có tới 10 tháng mùa đông và chỉ có 2 tháng hè. Thỉnh thoảng, hè cũng có tuyết nữa. 

Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới - Ảnh 2.

Ngôi trường vùng cao chỉ có 2 thầy giáo.

Khó khăn lớn nhất tại trường học của anh là gì?

Chúng tôi rất thiếu giáo viên và tất cả các em học sinh đều sống tại trường. Khối lượng công việc giảng dạy cũng lớn và hiệu quả công việc cũng không rõ rệt cho lắm. Môi trường làm việc thiếu oxi khiến chúng tôi dễ bị mất tập trung. Nhiều giáo viên ở đây không có chứng chỉ giáo dục và cũng chẳng được tập huấn, nâng cao kỹ năng giảng dạy. Tôi nghĩ kiến thức và chuyên môn của giáo viên tại đây cần được nâng cao hơn.

Nhiều bậc phụ huynh chỉ đi con mình khoảng một lần trong cả kỳ vì họ sống tại các bãi chăn thả gia súc lớn tại những nơi cao hơn. Giáo viên ở đây ngoài giảng dạy còn phải giặt quần áo, lau dọn chỗ ở và nấu ăn cho học sinh. 

Hãy miêu tả một ngày bình thường của anh tại trường?

Tôi dạy vào lúc 7:30 sáng vào mùa hè và 9h vào mùa đông, vì thời tiết quá lạnh. Sau đó, tôi đánh thức các em học sinh dậy. Chúng tôi đi đến khu ký túc xá để rửa mặt, ăn sáng. Đến 9h tối, chúng tôi sẽ kiểm tra xem các em đã đi ngủ chưa.

Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới - Ảnh 3.

Nhà kính trồng rau của các em học sinh.

Ngôi trường này có những hoạt động gì đặc biệt cho lũ trẻ?

Mỗi ngôi trường đều có điểm ấn tượng và trường chúng tôi cũng vậy. Ngôi trường được chính phủ tài trợ cho một căn nhà kính mà chúng tôi sử dụng làm nơi trồng trọt và học tập. Căn nhà kính có 2 lớp mái, làm nơi trồng rau xanh vào mùa hè. Đây sẽ là nguồn cung cấp dưỡng chất, vitamin cho học sinh, dù cũng không quá nhiều.

Chúng tôi có một phòng đọc được những nhà hảo tâm quyên góp. Chúng tôi luôn khuyến khích học sinh đọc nhiều sách để mở mang tri thức. Thứ tư và thứ năm là ngày mở cửa phòng đọc miễn phí. Trường cũng có các hoạt động bên ngoài như lớp học thư pháp, vẽ tranh, bóng đá...

Anh làm thế nào để giữ gìn văn hoá Tây Tạng ở nhà trường?  

Chúng tôi giúp học sinh học dễ dàng hơn bằng cách lồng ghép văn hoá truyền thống vào các khoá học và bài tập. Chúng tôi có một khoá học tiếng Tây tạng và một số lớp, bao gồm cả các lớp khoa học và đạo đức cũng được dạy bằng tiếng Tây Tạng. Khoá học tiếng Trung được dạy bằng tiếng Putonghua và tiếng Tây Tạng. Chúng tôi còn có các lớp viết thư pháp Tây Tạng trong các khoá học ngoại khoá.   

Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới - Ảnh 4.

Thầy giáo Qimei cùng các em học sinh tại trường.

-Đã có lúc nào anh nghĩ mình sẽ từ bỏ?  

Tôi thi thoảng muốn từ bỏ, thường vào cuối đông, khi mà trời có tuyết và gió bão. Nhìn ra ngoài, giữa một nơi hẻo lánh, tôi lại nhớ về gia đình và muốn về nhà, mỗi khi gió hú. Tôi đã viết nhiều bài báo về kinh nghiêm của tôi trên WeChat trong năm 2012. " Những cơn gió mùa xuân không bao giờ thổi qua khuôn viên trường, và các em học sinh chưa bao giờ được nhìn thấy hoa đào; mùa đông lạnh lẽo kéo dài, còn mùa hè là niềm mơ ước của chúng tôi." Tôi ở lại vì tôi thấy nhiều giáo viên đã rời đi, còn những giáo viên còn lại thì có quá nhiều việc. Tôi miễn cưỡng không muốn rời bỏ học sinh của tôi. Nếu tôi mà bỏ đi, liệu trường có thể giữ được những giáo viên, những người cũng yêu học sinh như tôi, trong tương lai? Tôi ở lại vì tôi lo về điều này. 

Điều gì chờ đợi mái trường này trong tương lai? 

Do một số nguyên do như độ cao, các nhà chức trách đã xác nhận rằng nhà trường sẽ hợp nhất với một trường tiểu học ở quận Nagarze trong năm nay. Chúng tôi sẽ di chuyển khi việc xây dựng các tòa nhà mới hoàn tất. Do giới hạn bởi các nguồn lực và môi trường, bao gồm cả thời tiết lạnh lẽo, việc học tập tại đây có thể cản trở quá trình phát triển chí tuệ và thể chất của học sinh và sức khoẻ của giáo viên. Vì thể di dời tới một vị trí thấp hơn thì sẽ tốt hơn.

Cheo leo trên sườn Everest, có một người đàn ông 5 năm dạy học tại ngôi trường cao nhất thế giới - Ảnh 5.

Những phòng đọc sách tại trường.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày