“Chàng Robinhood” của giới hacker, lấy 280 triệu USD từ ngân hàng chia cho người nghèo

Nostalgia Spiderum, Theo Thời Đại 10:00 04/09/2017
Chia sẻ

Nếu bạn từng theo dõi bản cáo trạng cho mã độc SpyEye, có lẽ bạn đã được nghe danh của một hacker có tên Hamza Bendelladj. Sẽ không có gì đáng nói nếu Hamza đơn giản chỉ là một hacker, tuy nhiên, anh lại được mệnh danh là “chàng Robinhood” của giới hacker.

Anh là ai?

Hamza Bendelladj, 29 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Tizi-Ouzou, phía Bắc Algeria, một đất nước với đầy những bất ổn về chính trị. Anh từng là một sinh viên ngành Khoa học máy tính và đã tốt nghiệp. Tuy lớn lên trong hoàn cảnh nghèo nàn, xã hội bất ổn nhưng Hamza lại rất đam mê tìm tòi về tin học. Được biết, anh chàng trẻ tuổi này có thể nói được 5 thứ tiếng và là một "bậc thầy" về mã hóa.

“Chàng Robinhood” của giới hacker, lấy 280 triệu USD từ ngân hàng chia cho người nghèo - Ảnh 1.

Hamza là được xếp vào 1 trong số 10 hacker nguy hiểm nhất

Với niềm đam mê và tài năng của mình, Hamza đã trở thành một hacker "không phải dạng vừa". Anh hoạt động với tên mã là "BX1" và được mệnh danh là "Hacker mỉm cười". Hamza được hàng nghìn người hâm mộ như một chàng "Robinhood" khi hack tiền của kẻ giàu để chia cho những người nghèo khổ.

Lấy của người giàu chia cho người nghèo

Cùng với những người bạn của mình, Hamza đã tấn công các ngân hàng phương Tây và hack tới hơn 280 triệu USD (khoảng 6330 nghìn tỷ đồng). Vào năm 2009, mã độc SpyEye đã được anh cho ra đời. SpyEye có nhiệm vụ kết nối đến các máy chủ, đặt lệnh và nắm quyền kiểm soát.

Khi mã độc kiểm soát được mạng lưới các ngân hàng cũng là lúc anh kiểm soát được các thông tin mật liên quan đến việc chuyển tiền. Từ đó đến thời điểm năm 2013, Hamza đã thực hiện hơn 217 lần hack, không chỉ ở các ngân hàng mà một loạt các trang web khác trên thế giới, trong đó có hãng bay Air France.

Điều khiến Hamza khác biệt đó là anh đã dùng số tiền 280 triệu USD (khoảng 6330 nghìn tỷ đồng) cướp được từ các ngân hàng để tặng cho rất nhiều quỹ từ thiện, cứu trợ người nghèo tại Palestine, Algeria.

"Hacker mỉm cười" - anh hùng hay tội phạm?

Thông qua việc sử dụng và buôn bán mã độc ưu việt SpyEye, Hamza đã khiến 50 triệu máy tính trên toàn cầu bị lây nhiễm chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012. Sự việc này đã gây thiệt hại tới gần 1 tỷ USD (khoảng 22.606 nghìn tỷ đồng) cho các cá nhân cũng như các tổ chức tài chính toàn cầu.

Sau 3 năm bị truy nã gắt gao bởi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Hamza đã bị bắt giữ tại Thái Lan khi đang đi du lịch cùng vợ con. Tiếp đó, anh bị trục xuất ra khỏi Thái Lan và dẫn độ về Mỹ, bị cáo buộc với 23 tội danh khác nhau từ năm 2009 đến 2011, bao gồm chiếm đoạt tiền ngân hàng, gian lận tin học và phát tán các chương trình lạm dụng độc hại qua mạng.

“Chàng Robinhood” của giới hacker, lấy 280 triệu USD từ ngân hàng chia cho người nghèo - Ảnh 2.

Tài khoản "hassanjaber" chia sẻ suy nghĩ trên trang Twitter của mình rằng, "Người hùng Algeria là 1 trong 10 hacker nguy hiểm nhất. Anh đã hack 217 ngân hàng, gửi 280 triệu USD (khoảng 6330 nghìn tỷ đồng) ủng hộ cho các quỹ từ thiện. Vậy mà anh phải nhận án tử hình ư?"

Chỉ sau khi nhận được lời khai từ hacker này, các nhà lập pháp mới bất ngờ bởi mục đích sử dụng số tiền mà Hamza lấy được khi thực hiện các vụ tấn công máy chủ.

Ngày càng nhiều người bày tỏ sự yêu mến với hacker này, thậm chí người ta còn gọi anh là "người anh hùng". Chưa dừng lại ở đó, khi những tin đồn về việc Hamza sẽ phải nhận án tử hình được lan truyền, nhiều người đã tham gia vào chiến dịch phản đối.

“Chàng Robinhood” của giới hacker, lấy 280 triệu USD từ ngân hàng chia cho người nghèo - Ảnh 3.

Anh luôn mỉm cười, kể cả trong những tình huống tệ nhất.

Với những gì mà Hamza đã gây ra, anh khó lòng tránh khỏi việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, ngay cả khi bị bắt tại Thái Lan, Hamza vẫn không từ bỏ nụ cười của mình. Đó là lí do anh được trao cho biệt danh "Hacker mỉm cười".

Có thể nói, đứng trước luật pháp và tòa án, hacker 29 tuổi, Hamza Bendelladj là một tội phạm tin học với nhiều tội danh. Nhưng đứng trước những người dân Algeria, trong một xã hội còn nhiều khó khăn, bất ổn, anh lại là một người hùng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày