Khi mới 11 tuổi, cô bé Malala Yousafzai đã phát hiện ra quyền năng của tiếng nói mạnh mẽ như thế nào, để rồi dùng sức mạnh này đấu tranh cho quyền được đến trường của nữ giới tại quê hương. Và 6 năm sau, cô bé năm ấy trở thành người trẻ tuổi nhất thế giới nhận được Giải Nobel Hòa bình.
Malala đã viết đôi dòng về bố của mình, ông Ziauddin Yousafzai, người đã nuôi dưỡng và luôn khuyến khích cô sử dụng sức mạnh của mình, "Ông giúp tôi nhận ra được tiếng nói của bản thân mạnh mẽ như thế nào. Từ đó, tôi học được cách làm thế nào để kể một câu chuyện đi vào lòng người hay biết cách nói lên chính kiến của mình," trong cuốn sách của ông với tựa đề "Let Her Fly".
Học được kỹ năng truyền đạt là điều thiết yếu đối với bất cứ ai muốn trở thành những nhà lãnh đạo can đảm và cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thay đổi.
Và đâu sẽ là nơi khởi nguồn cho kỹ năng này? Không đâu khác ngoài chính gia đình của bạn.
Malala Yousafzai - người trẻ tuổi nhất thế giới nhận được Giải Nobel Hòa bình. Ảnh: Internet.
Malala được sinh ra trong gia đình có nhiều thế hệ là người kể chuyện và các diễn giả. Ông nội của Malala vốn là nhà hùng biện nhiệt huyết, một nhà nghiên cứu về tôn giáo, là người có những bài phát biểu thu hút hàng nghìn người đến dự thính.
Bố của Malala, ông Ziauddin Yousafzai, đã chia sẻ, từ nhỏ đã có mơ ước trở thành một diễn giả vĩ đại như bố của mình nhưng lại gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng nói khi lên 4 tuổi. Và bố của ông đã giúp ông biến điểm yếu thành thế mạnh của mình bằng việc khuyến khích con trai luyện nói nhiều hơn.
Ông Yousafzai đã đăng ký tham gia một cuộc thi hùng biện được tổ chức giữa các trường học ở Pakistan vào năm 13 tuổi. Ông đã luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần trong hàng giờ đồng hồ và cố gắng truyền tải bài thuyết trình đến người nghe một cách hoàn hảo nhất có thể. Lần thi này đã giúp ông trở nên tự tin hơn, đặc biệt khi một giáo viên nói nhỏ với bố của Malala: "Con đã truyền được lửa đến mọi người."
"Nhiều năm sau này, bài thi nói ngày hôm đó lại trở thành vũ khí chống lại tổ chức khủng bố Taliban. Có thể tôi không thực hiện nó trôi chảy nhưng tôi đã dám lên tiếng vì sự thật."
Ông đã truyền được tình yêu của mình về giáo dục và niềm đam mê với việc nói trước đám đông tới con gái của mình, Malala.
Ziauddin thừa nhận ông thật sự ấn tượng và nhận được nguồn cảm hứng từ chính cách con gái kiểm soát danh tiếng toàn cầu của bản thân. Cô là một người rõ ràng, quyết đoán và tình cảm. Cô bình tĩnh một cách đáng kinh ngạc ngay cả khi đối diện với các nguyên thủ quốc gia.
Vậy làm sao có thể nuôi dạy được một đứa trẻ, bất kể là trai hay gái, trở thành một người can đảm và tự tin? Ziauddin tin rằng việc khen ngợi con cái chiếm nhiều phần trăm nhất.
"Tôi luôn nỗ lực khiến con gái cảm nhận được bản thân là người khôn ngoan nhất đến thế giới này".
Nếu Malala đạt được điểm tốt, ông sẽ khen ngợi cô. Nếu con gái làm việc chăm chỉ cho một hoạt động của trường, ông cũng sẽ khen ngợi cô. Nếu cô trình bày một ý kiến hay, ông cũng sẽ khen ngợi. Và khi Malala lớn lên, cũng đồng nghĩa sự tự tin cũng được bồi đắp dần theo năm tháng và có thể trở thành một nhà diễn giả.
Khi phát biểu trước một đám đông toàn con trai, Malala sẽ phải nghe thấy một số câu nói tiêu cực như, "Đám con gái nên bị tách ra!" Nhưng cô không thể lờ đi được vì chắc chắn bài diễn văn của mình sẽ chạm được đến trái tim của người nghe.
"Nếu cha mẹ không cho con cái không gian để suy nghĩ về bất cứ điều gì trong cuộc sống, thì đó sẽ là một cuộc đấu tranh khó khăn để đứa trẻ có thể tin vào khả năng tiềm tàng của chính mình."
Malala được đặt theo tên của Malalai, nữ anh hùng người Pashtun đã hy sinh trên chiến trường vì lý tưởng của bản thân.
Tất nhiên ông Ziauddin không muốn con gái phải đối diện với bạo lực, ông đặt tên cho con gái như vậy là vì Malalai là người phụ nữ đầu tiên trong văn hóa của họ đã tự tạo ra dấu ấn riêng cho bản thân.
Malala lớn lên trong một xã hội mà nữ giới trong độ tuổi thanh thiếu niên không được đến trường và phải học cách vun vén cho hôn nhân.
Ông Ziauddin đã quyết tâm phá vỡ góc khuất này của xã hội, "Tôi tin vào bất cứ và tất cả mọi thứ ở con gái. Thay vào việc từ bỏ nay ép buộc con gái với những định kiến cổ hủ, tôi cho rằng, nó sẽ thay đổi thế giới. Nó có thể rời núi lấp biển, có thể vươn đến những nơi xa xôi ở những vì sao kia."
Với cương vị là đồng chủ tịch của quỹ Malala Fund , ông Ziauddin và Malala đã trở thành tiếng nói của hơn 130 triệu cô gái trẻ, những người bị tước bỏ quyền được tiếp cận với giáo dục.
Nếu bạn muốn con mình trở nên can đảm hơn, hãy khuyến khích chúng phát biểu trước đám đông sớm nhất có thể và thường xuyên hơn. Chúng sẽ lớn lên với sự tự tin theo cấp số nhân và có thể làm được nhiều hơn nữa khi khám phá ra tiềm lực của bản thân.