Một trong những điểm trừ của sân cỏ nhân tạo là dễ khiến các cầu thủ trầy trật chân tay. Trận đấu giữa U22 Campuchia và chủ nhà Philippines là ví dụ điển hình cho sự đáng sợ của mặt sân này.
Tỉ số chung cuộc là 1-1, với 2 điểm chia đều cho 2 đội. Để có được kết quả này, hàng loạt cầu thủ Campuchia đã lăn xả quên mình, thực hiện những tình huống xoạc bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo. Kết quả là sau đó, hầu hết ai cũng có một vết xước to trên cơ thể. Người không bị ở đầu gối thì dính tại khuỷu tay.
Những chấn thương này không nặng nhưng đủ khiến các cầu thủ đau âm ỉ, rất khó chịu. Có lẽ cầu thủ Việt Nam cần phải đeo băng đầu gối, khuỷu tay như bóng chuyền để không rơi vào thảm cảnh như Campuchia.
Cầu thủ Campuchia sứt sát thân thể vì chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo.
Những vết thương này không nặng nhưng gây khó chịu cho các cầu thủ.
Fan gợi ý cầu thủ đá SEA Games nên dùng phụ kiện bóng rổ băng đầu gối và cánh tay. Tất nhiên đây chỉ là nói đùa.
Thực tế ở Campuchia, tại những giải đấu giành cho cầu thủ trẻ, sân cỏ nhân tạo vẫn thường xuyên được đem ra sử dụng. Tuy nhiên SEA Games là giải đấu thể thao số một khu vực Đông Nam Á, chuyện chủ nhà Philippines không sắp xếp được những sân cỏ tự nhiên cho các cầu thủ thi đấu thật đáng ái ngại.
Cũng may SEA Games 30 được tổ chức vào giai đoạn cuối tháng 11, đầu tháng 12/2019 nên thời tiết đã chuyển lạnh. Nếu SEA Games được tổ chức vào mùa hè, chắc chắn cảnh cầu thủ dùng nước đổ vào giày cho bớt nóng như giải đấu vô địch U22 Đông Nam Á sẽ được tái hiện.