Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân”

Newben, Theo Thời Đại 08:00 25/10/2017

4 đứa trẻ đều là trẻ khuyết tật và đặc biệt hơn nữa, tất cả đều được anh Ben nhận làm con nuôi, một tay anh chăm sóc, nuôi dưỡng.

Anh Ben Carpenter (33 tuổi), đến từ Shepley, West Yorkshire, Anh, đã cùng 4 con Jack, Ruby, Lily và Joseph tham gia chương trình This Morning của kênh ITV (kênh truyền hình Anh phát sóng lần đầu tiên vào năm 1962). Điều đáng nói ở đây, 4 em đều là trẻ không may mắn bị những khiếm khuyết trên cơ thể và đặc biệt hơn nữa, tất cả đều được anh Ben nhận làm con nuôi, một tay anh chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 1.

5 bố con trong chương trình This Morning của kênh ITV. (Ảnh: dailymail)

Từ nhiều năm nay, anh được nhiều người gọi là anh hùng, là một vị thánh nhưng người đàn ông 33 tuổi này chỉ muốn mình được gọi là bố. Anh nói: “Mọi người gọi tôi là vị thánh và nói những gì tôi làm là rất đáng chú ý. Nhưng tôi chỉ muốn được làm bố và nhận nuôi con là cách để tôi có thể trở thành người bố”. Anh cũng là người rất tích cực trong việc khuyến khích mọi người nhận con nuôi.

Suốt những năm qua, anh đã lần lượt nhận nuôi 4 đứa trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt. Điều khiến câu chuyện của anh trở nên đặc biệt hơn đó chính là anh chỉ sống một mình chăm lo cho các con, không có người yêu hay người bạn đời bên cạnh. Cả 4 con đều do một tay anh lo liệu.

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 2.

Cả 4 con đều do một tay anh lo liệu. (Ảnh: dailymail)

Hành trình nhận con nuôi của anh Carpenter bắt đầu từ năm 2010, khi anh trở thành một trong những người đồng tính trẻ tuổi nhất ở Anh nhận con nuôi. Phải mất khoảng 3 năm để anh có thể thuyết phục các nhà chức trách rằng anh thực sự nghiêm túc với việc nhận con nuôi. Và quan trọng hơn, anh đã trưởng thành và có những kĩ năng cần thiết để làm một người bố tốt. Anh phát biểu: “Tôi chỉ thực sự muốn có con khi tôi bắt đầu quá trình nhận con nuôi. Tôi tin rằng điều này là định mệnh”.

Ban đầu, anh nhận nuôi Jack khi cậu bé mới 8 tuổi và mắc phải bệnh tự kỉ. Sau đó, anh nhận nuôi 2 chị em Ruby và Lily. Ruby khi đó mắc phải hội chứng Pierre Robin, khiếm thị, vẹo cột sống, còn Lily bị khiếm thính. Cuối cùng, anh mới nhận nuôi Joseph - cô bé không may mắc phải hội chứng Down.

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 3.

Jack (Ảnh: dailymail)

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 4.

Hai chị em Lily và Ruby. (Ảnh: dailymail)

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 5.

(Ảnh: dailymail)

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 6.

(Ảnh: dailymail)

Theo thời gian, cả 4 đứa trẻ đều có những tiến bộ đáng kể từ khi về ở cùng anh. Lần đầu tiên gặp Ruby, cô bé phải ăn bằng máy, không thể nói và phải dùng xe lăn. Anh nhớ lại: “Trông con bé rất yếu ớt, bé nhỏ. Ruby không hề có cảm xúc, giật lắc nhiều và tim tôi đã rất đau khi thấy. Giờ thì con đã có thể ăn, đi lại bình thường”.

Điều này đã khiến những nhân viên xã hội cũng như các chuyên gia y tế ngạc nhiên. Anh chia sẻ: “Người ta cứ gọi tôi là thánh và hỏi làm thế nào tôi có thể làm được như vậy. Mẹ tôi - Rita - luôn ủng hộ tôi và bạn tôi - Jeanette - người phụ nữ tuyệt vời, luôn giúp đỡ tôi. Tổ chức từ thiện Adoption UK cũng rất tốt, hỗ trợ tôi khá nhiều”. Anh nói tiếp: “Tôi tự hào vì mình đã có thể giúp con thay đổi cuộc sống. Nhìn thấy các con và sức khỏe của các con hiện tại là lý do để tôi thức dậy mỗi sáng”.

Đến nay, anh Carpenter vẫn độc thân và anh cho rằng điều này chẳng là vấn đề quan trọng. Anh giải thích: “Tôi chưa bao giờ tìm kiếm một người để hẹn hò, nó không hấp dẫn tôi. Tôi thích làm những gì mình muốn. Cuối ngày uống cốc trà, ăn lát bánh mà không phải nghe ai ngáy cả”.

Câu chuyện về ông bố đơn thân nhận nuôi 4 con khuyết tật, được gọi là “thánh nhân” - Ảnh 7.

Anh Carpenter (Ảnh: dailymail)

Anh kết luận: “Trong nhà này, chúng tôi đều phải có thái độ: “Tôi có thể” và tôi cố gắng dạy con phải thật độc lập trong khả năng của mình. Khuyết tật không phải là tất cả cũng không phải là một sự kết thúc”.

(Nguồn: itv, dailymail)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày