Ông Vannthan cho biết quản lý sòng bài là người Trung Quốc. Đối tượng thừa nhận đã ép buộc các lao động làm việc trái ý muốn của họ, nhưng cho rằng những người chạy trốn vẫn nợ công ty tiền. Quản lý này đã bị bắt.
Cơ quan chức năng Campuchia làm việc với quản lý sòng bài. (Ảnh: Khmer Times)
“Chúng tôi cũng thẩm vấn 11 người Việt Nam và họ nói rằng lý do họ bỏ chạy là vì mâu thuẫn với quản lý sòng bài do không tuân thủ hợp đồng”, ông Vannthan nói.
“Công ty hứa trả lương 800USD cho nhân viên, nhưng quản lý chỉ trả cho họ 400-500USD mỗi tháng”
“Công ty hứa trả lương 800USD cho nhân viên, nhưng quản lý chỉ trả cho họ 400-500USD mỗi tháng”, ông Vannthan nói, đồng thời cho biết những người Việt đang chờ trục xuất này đều không có hộ chiếu.
Thống đốc Kandal Kong Sophoan cho biết cảnh sát quốc gia Campuchia đang điều tra quy mô phạm tội trước khi quyết định bước tiếp theo.
Ông Sophoan cho rằng cảnh sát Campuchia và Việt Nam cần phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề.
Buôn người dưới hình thức lừa việc làm không phải điều mới xảy ra ở Campuchia. Nhiều trường hợp người nước ngoài bị lừa vào các tập đoàn tội phạm đã được báo cáo trong thời gian qua.
Buôn người dưới hình thức lừa việc làm không phải điều mới xảy ra ở Campuchia. Nhiều trường hợp người nước ngoài bị lừa vào các tập đoàn tội phạm đã được báo cáo trong thời gian qua.
Theo Khmer Times, điều tra của họ về những trường hợp được giải cứu khỏi Kandal và Sihanoukville cho thấy phương thức của những kẻ lừa đảo là dụ dỗ nạn nhân người Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam bằng cách mời họ làm việc với mức lương cao và phúc lợi tốt.
Trong một diễn biến liên quan, Indonesia dự kiến sắp điều một chuyến bay thuê bao để đón 202 công dân của họ được giải cứu từ nhiều ổ lừa đảo và cờ bạc thuộc nhiều khu vực của Campuchia về nước.
Theo Khmer Times