Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của quá khứ, một bức ảnh đẹp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng cảm biến, phần mềm... và quan trọng nhất chính là khẩu độ.
Khẩu độ (độ mở ống kính) thường được kí hiệu bằng chữ “f” là thông số có ảnh hưởng lớn đến bức ảnh thành phẩm. Khẩu độ càng lớn (số kí hiệu càng nhỏ), lượng ánh sáng đi vào ống kính tại một thời điểm càng cao, ánh sáng vào càng nhiều, ảnh càng sáng. So sánh hai bức ảnh ở trên, bức ảnh bên trái nhờ khẩu độ lớn nên tổng thể đầy đủ ánh sáng, tràn đầy ở cả vùng sáng lẫn vùng tối. Trong khi đó, tấm ảnh bên phải với khẩu độ nhỏ khiến ảnh bị thiếu sáng, vùng tối bị mất chi tiết, không tạo cảm giác tương phản tốt giữa chủ thể với cảnh vật xung quanh.
Vào ban đêm, dễ dàng nhận thấy khẩu độ lớn sẽ phát huy tối đa khả năng trong trường hợp này. Bức ảnh bên trái không chỉ đầy đủ ánh sáng, thể hiện đầy đủ các chi tiết trên gương mặt của chủ thể mà còn tạo được hiệu ứng bokeh với những “đốm sáng” là đèn xe lấp lánh đang di chuyển trên đường vào buổi tối.
Một công dụng khác của khẩu độ là độ mờ của hậu cảnh (độ sâu trường ảnh), hay nói dễ hiểu hơn là khả năng “xóa phông”. Khẩu độ càng lớn (tức là f càng nhỏ), bức ảnh cho hiệu ứng “xóa phông” càng “mù mịt”, khi đó chủ thể hoặc nhân vật chính của bức ảnh càng nổi bật hơn. Đối với máy ảnh cơ, người dùng có thể dễ dàng thay đổi khẩu độ bằng cách sử dụng các ống kính khác nhau. Tuy nhiên, ở smartphone, điện thoại chỉ có một khẩu độ duy nhất. Ở phân khúc tầm trung và cận cao cấp, Galaxy A (2016) đang là dòng sản phẩm có khẩu độ lớn nhất trên thị trường với f/1.9, tất nhiên đây cũng là những chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh thiếu sáng tốt rõ rệt so với các sản phẩm cùng phân khúc.
Bên cạnh 2 tác dụng kể trên, khẩu độ còn có một vài lợi ích gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp. Cụ thể, tốc độ màn trập (hay tốc độ chụp ảnh) sẽ nhanh hơn nếu khẩu độ càng lớn. Vào ban ngày, thông số này có thể không quan trọng lắm nhưng ở ban đêm thì lại khác, tốc độ chụp quá chậm khiến ảnh dễ bị nhòe, người dùng gặp khó khăn trong quá trình bắt nét và gần như không thể “ghi” lại được những khoảnh khắc có chủ thể đang chuyển động. Khi đó, dù bạn có sở hữu một chiếc smartphone có số megapixel thì cũng không còn quan trọng nữa, lúc này, khẩu độ lớn sẽ là điều kiện cần để biến ban đêm thành thời khắc “tỏa sáng” của bạn.
Ngoài ra, khẩu độ còn ảnh hưởng đến một thông số khác khi chụp ảnh là độ nhạy sáng ISO, yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định độ chi tiết của bức hình vào ban đêm. Thông thường, ISO thường bị ảnh hưởng bởi khẩu độ và tốc độ chụp, khẩu độ càng nhỏ ISO càng cao và chính chỉ số này khiến hiện tượng nhiễu (noise) trên ảnh càng nhiều.
Bên cạnh việc chụp hình “tự sướng” thì ảnh đồ ăn là một trong những thể loại ảnh được giới trẻ ưa chuộng nhất. Lúc này, khẩu độ lớn sẽ phát huy tối đa lợi thế của mình khi bức ảnh chụp đồ ăn của bạn sẽ đầy đủ ánh sáng, tái hiện lại tốt các chi tiết cũng như màu sắc, làm nổi bật lên sức hấp dẫn của món ăn mà mình chuẩn bị thưởng thức.
Để có được một bức ảnh selfie buổi tối với màu sắc chân thật, tràn đầy ánh sáng, người dùng không nên sử dụng đến đèn flash vì khi đó gương mặt sẽ bị “trắng xóa”. Thay vào đó, hãy lựa chọn một thiết bị có khẩu độ “hoành tráng”, càng lớn càng tốt. Hiện nay, những chiếc điện thoại thông minh trên thị trường cũng đang sở hữu công nghệ nhiếp ảnh không thua kém gì máy ảnh chuyên nghiệp nhưng hầu hết đều nằm ở phân khúc cao cấp, duy dòng Galaxy A (2016) với khẩu độ f/1.9 là những thiết bị ấn tượng nhất trong thời điểm hiện tại ở phân khúc tầm trung hoặc cận cao cấp.
Bên cạnh đó, dòng Galaxy A (2016) còn mang đến cho người dùng hàng loạt hỗ trợ nâng cao cho nhu cầu chụp ảnh “tự sướng” như chụp ảnh bằng cử chỉ tay Palm Selfie, góc chụp selfie rộng hơn với Wide Selfie hay bộ hiệu ứng làm đẹp Beauty Effects được tích hợp sẵn.