Luôn tồn tại vạn lý do khiến trái tim xa cách…
Đã rất lâu, gia đình Mai Anh (30 tuổi, TP.HCM) chẳng còn ăn cơm chung bữa. Từ ngày em trai lên đại học, đi học xa nhà, Mai Anh cũng ít ăn cơm nhà hơn. Bữa cơm vì thế cũng dần một hiu quạnh. Mai Anh thừa nhận, người trẻ như cô hay thích trải nghiệm các món mới lạ, trong khi cha mẹ vốn quen ăn những món đơn giản quen thuộc. "Nhiều khi tôi gợi ý ba mẹ đổi gió, ra ngoài ăn món mới, lại đỡ phải lích kích nấu nướng, nhưng ba mẹ thì cứ viện cớ này nọ không đi" - cô nàng 9X tâm sự.
Một lý do khác khiến Mai Anh hay "né" ăn cơm nhà còn là do khoảng cách trong suy nghĩ của hai thế hệ. Cô nhớ lại: "Nhiều hôm cũng muốn về nhà ăn cơm, ngồi tâm sự với ba mẹ cho tình cảm chút, nhưng chưa nói được mấy câu thì ba mẹ lại giục tới chuyện lập gia đình. Trong khi, mình tự thấy bản thân còn trẻ, muốn tập trung xây dựng sự nghiệp trước. Khi nói suy nghĩ của mình thì cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng hơn và dần dần mình cũng hạn chế chạm mặt nhiều nhất có thể, cho nhà cửa được yên."
Để phát triển sự nghiệp, Hoàng Hải (27 tuổi, hiện sống tại TP.HCM) chọn lập nghiệp xa nhà và cũng vấp phải sự phản đối của cha mẹ. "Từ lúc có dự định vào TP.HCM sinh sống và làm việc, bố mẹ và mình bắt đầu có những bất đồng. Bố mẹ thì luôn muốn con cái phải gần bố mẹ để có gì còn tiện chăm sóc, nước xa không cứu được lửa gần. Còn mình thì lại muốn đổi môi trường làm việc để có thể phát triển thêm. Mỗi lần ăn cùng nhau là mình cứ phải nghe đi nghe lại những lời khuyên nhủ của bố mẹ, thế nên mình dần né tránh những bữa cơm gia đình cho đến tận lúc chuyển vào Nam" – Hoàng Hải tâm sự.
Những cuộc tranh luận trên bàn ăn khiến nhiều người trẻ không còn mặn mà với bữa cơm gia đình.
Chắc hẳn nhiều người cũng tìm thấy mình trong hoàn cảnh tương tự như Mai Anh hay Hoàng Hải. Trong nhiều tình huống hay những cuộc đối thoại, dường như luôn tồn tại khoảng cách vô hình và điều đó trở thành những "cái cớ" ngăn cản các thành viên trong gia đình gần gũi, quan tâm đến nhau. Đó là những lần ta viện cớ bận rộn để không phải tham gia bữa cơm nhà, viện cớ đi học xa nên không về nhà cuối tuần, v.v. Sự ngăn trở có thể đến từ khoảng cách về địa lý, nhưng phần nhiều còn đến từ khoảng cách trong sở thích, suy nghĩ. Và chúng ta lựa chọn sự im lặng để hạn chế, lắng dịu trong các cuộc tranh chấp, bất đồng mà không thực sự hiểu rằng im lặng chính là vũ khí gây tổn thương gián tiếp trong các mối quan hệ, là sự khước từ thấu hiểu.
Và cũng chẳng thiếu những cơ hội để trái tim gần lại bên nhau
"Mình nhớ lại hồi bé, có chuyện nhỏ tí xíu như cãi nhau với bạn hay được cô thưởng cho hộp bút cũng về khoe với mẹ. Ấy vậy mà càng lớn, nói chuyện với ba mẹ càng khó hơn vì nhiều lý do. Nhưng rồi mình nhận ra, nếu gạt bỏ hết đi những cái cớ và biết chậm lại, lắng nghe để thấu hiểu nhau nhiều hơn, thì đằng sau mỗi câu nói, hành động của ba mẹ đều là sự yêu thương, quan tâm dành cho mình" – Mai Anh chia sẻ.
Thật vậy, sau tất cả thì tình cảm gia đình với những quan tâm sẻ chia luôn giúp nối gần khoảng cách, tạo ra những kết nối thật sự và để những trái tim thêm gần nhau. Hoàng Hải chia sẻ: "Từ lúc đi làm xa nhà, mình thấy trân trọng những cuộc gọi, những buổi video call ngắn ngủi mỗi tối. Thay vì bị những khúc mắc nhỏ nhặt ban đầu làm vướng bận, mình và bố mẹ đã dần lắng nghe, hỏi han và quan tâm nhau nhiều hơn. Bên cạnh gọi điện, mình cũng thường tự tay đi lựa chọn những món quà nhỏ gửi tặng bố mẹ. Tháng 6 này vừa có Ngày của Cha, vừa có Ngày gia đình Việt Nam nên mình dự định bất ngờ về thăm bố mẹ, tối qua mình vừa ghé cửa hàng PNJ gần nhà mua quà cho bố mẹ. Lý do mình lựa chọn trang sức là vì trang sức vừa có tính thẩm mỹ, vừa như "của để dành" cho bố mẹ thêm an tâm."
Có thể thấy, trên hành trình trưởng thành, chẳng thiếu những lần con và cha mẹ cảm thấy xa cách. Đó là khi cha mẹ bao bọc từng chút một, vô tình khiến con cảm thấy mất tự do. Hay là khi con quyết tâm theo đuổi đam mê riêng, đâu biết rằng cha mẹ cũng cần thời gian làm quen với thế giới mới mẻ đó. Vượt lên khoảng cách vô hình ấy, chỉ cần đặt trái tim thật gần nhau, mỗi thành viên trong gia đình sẽ sẵn sàng thấu hiểu và mở lòng với những khác biệt. Thay vì để cho cái tôi "lên tiếng", dùng những lời nói làm tổn thương nhau, mỗi người nên cho nhau cơ hội để được lắng nghe, để được thấu hiểu, để chấp nhận và thay đổi vì nhau.
Các thành viên trong gia đình cần mở lòng chia sẻ, lắng nghe để thấu hiểu và thêm yêu thương nhau.
Thấu hiểu những khúc mắc, những rào cản và khoảng cách trong các mối quan hệ tình thân của các gia đình trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, PNJ mong muốn được đồng hành cùng các gia đình Việt Nam trong hành trình nuôi dưỡng mối quan hệ tình thân bền vững, là cầu nối khuyến khích cha mẹ và con cái có những kết nối thực sự với nhau; truyền cảm hứng cho các mối quan hệ tình thân gần nhau hơn, thêm thương nhau hơn thông qua chiến dịch "Gần tim, thêm yêu thương!"
Ngày của Cha và Ngày gia đình Việt Nam sắp tới, cùng PNJ giữ cho "tim gần" và xoá nhoà mọi khoảng cách với cha mẹ thông qua món quà tặng trang sức tinh tế vừa có ý nghĩa trọn vẹn, vừa đem đến giá trị tích luỹ bền lâu!
Xem thêm thông tin chương trình ưu đãi tại đây.