Chúng ta biết rằng, lông, tóc có vai trò khá đặc biệt khi điều tiết nhiệt độ cơ thể. Và bạn có hay, trung bình tóc dài ra khoảng 0,35mm mỗi ngày, tức khoảng 1cm mỗi tháng đấy!
Nhưng điều lạ rằng, vì sao cũng cùng phát triển ở tuyến nang lông mà lông mày, lông mi của chúng ta lại không thể mọc dài ra như tóc nhỉ? Hãy cùng tìm câu trả lời.
Theo các chuyên gia, chu kỳ phát triển của nang lông trải qua 3 giai đoạn chính. Đó là Anagen (giai đoạn tăng trưởng); Catagen (giai đoạn chuyển đổi) và Telogen (giai đoạn nghỉ ngơi).
Cụ thể, ở giai đoạn Anagen, các nang lông sẽ phát triển mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển của tóc. Lúc này, các nang trứng phát triển tế bào mới, giúp tóc lại dài thêm 1cm sau khoảng 28 ngày - tức là mỗi năm tóc dài ra khoảng 15cm.
Chu kỳ phát triển của nang lông trải qua 3 giai đoạn chính: anagen, catogen và telogen.
Giai đoạn Catagen đánh dấu sự kết thúc quá trình phát triển tóc, lượng máu cung cấp cho tóc không còn nữa, nang lông co lại còn khoảng 1/6 chiều dài ban đầu, đồng thời đẩy tóc ra phía ngoài. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần.
Telogen là giai đoạn mà tóc bắt đầu rụng 1 cách hoàn toàn tự nhiên. Sau cuộc đua tranh để phát triển ở 2 giai đoạn trước, chúng thực sự cần nghỉ ngơi.
Ở thời kỳ này, sợi tóc dễ dàng có thể bị rụng. Khoảng 10 – 15% số tóc trên đầu bạn đang ở giai đoạn telogen dù ở bất kỳ thời điểm nào. Vì thế, đừng quá hoảng sợ nếu như chẳng may bạn chải đầu hay gội đầu mà thấy tóc mình rụng.
Thế vì sao lông mày, lông mi lại không mọc dài ra như tóc?
Bạn cho rằng, lông mày, lông mi thường giữ 1 độ dài ổn định, và đôi khi nó không mọc dài ra? Nhưng sự thật là chúng có mọc mới và dài ra theo đúng chu kì trên. Chỉ là tốc độ phát triển của chúng khiến bạn khó lòng nhận biết mà thôi.
Cụ thể, tùy thuộc vào từng vị trí vùng cơ thể mà giai đoạn anagen giúp lông, tóc phát triển có thể thay đổi – từ khoảng 30 ngày cho đến 6 – 7 năm.
Điều này phụ thuộc vào yếu tố di truyền cũng như chu kỳ tăng trưởng tóc, lông ở mỗi người.
Nghiên cứu chỉ ra, giai đoạn anagen trên phần da đầu diễn ra trong vòng 7 năm thì những "sợi tóc" ở vùng lông mày, lông mi chỉ có khoảng 1 tháng. Chúng không có nhiều thời gian để phát triển, để được mọc dài như tóc trước khi rụng. Một phần cũng do chúng chỉ sử dụng các protein tái chế, protein dư thừa nên cơ thể phát tín hiệu không cần mọc dài ra nữa trong suốt 1 thời gian dài.
Tuy nhiên cũng có những cá thể đặc biệt với phần nang trứng với giai đoạn anagen lâu hơn so với tiêu chuẩn, khiến cho chúng phát triển lông dài 1 cách bất thường hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Kỷ lục thế giới Guinness dành cho bộ lông mày dài nhất thuộc về người đàn ông Nhật Bản tên Sumito Matsumura với chiều dài đo được là 18,1cm.
Trong khi đó, kỷ lục về bộ lông mi dài nhất thế giới được trao cho ông Stuart Muller sống tại Florida, Mỹ, với chiều dài 6,99 cm, được xác lập vào năm 2007.
Ông Stuart Muller với bộ lông mi dài kỷ lục của mình.
Tuy nhiên, cả hai bản kỷ lục này đều mờ nhạt với danh hiệu mái tóc dài nhất thế giới được trao cho ông Savjibhai Rathwa (60 tuổi) đến từ Ấn Độ với chiều dài tóc lên tới 18,8m.
Nguồn: Mentafloss