Buồn của Nhật Bản: Là nền kinh tế top 3 thế giới nhưng người dân không dám ''tiêu pha'', đến ăn trưa cũng phải ''nâng lên hạ xuống'', tính sao không được quá 83.000 đồng

Bạch Linh, Theo Nhịp sống thị trường 14:31 17/01/2024

Giá lương thực tăng cao do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Ukraine, Covid-19 và các vấn đề khác liên quan đến chuỗi cung ứng đã khiến nhân viên văn phòng tại quốc gia này phải “thắt lưng buộc bụng”.

Buồn của Nhật Bản: Là nền kinh tế top 3 thế giới nhưng người dân không dám tiêu pha, đến ăn trưa cũng phải nâng lên hạ xuống, tính sao không được quá 83.000 đồng - Ảnh 1.

Tại một thành phố có rất nhiều nhà hàng, thậm chí có số lượng lớn các nhà hàng được gắn sao Michelin, liệu những nhân viên văn phòng sống ở Tokyo có thể chi 500 yên mỗi ngày (khoảng 83.000 đồng) cho những bữa trưa khác nhau hay không? Câu trả lời là có, theo lời của nhiều nhân viên văn phòng đang ngày càng tiết kiệm ở Tokyo.

Sau hai thập kỷ rơi vào bẫy giảm phát, Nhật Bản buộc phải làm quen với sự tăng giá hàng hóa do cuộc xung đột ở Ukraine, các vấn đề về chuỗi cung ứng và ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19. Mặc dù đã tránh khỏi tình trạng lạm phát tồi tệ nhất - vốn gây khó khăn cho các nền kinh tế hàng đầu khác, các hộ gia đình tại xứ sở mặt trời mọc vẫn phải thắt lưng buộc bụng. Điều đó đồng nghĩa với việc những nhân viên văn phòng nam giới có thói quen ăn trưa gần nơi làm việc.

Vào năm 2021, giá thịt bò nhập khẩu tăng cao buộc chuỗi nhà hàng cơm bò (gyudon) Yoshinoya phải tăng giá món ăn cỡ thường - món ăn chủ yếu của người làm công ăn lương - lần đầu tiên sau 7 năm. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tăng giá, suất ăn này vẫn chỉ có giá 468 yên.

Trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, trong đó hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm đã tăng giá trong năm qua, không có gì đáng ngạc nhiên khi yếu tố tiết kiệm đang được nhiều người dân văn phòng đặt lên hàng đầu khi suy nghĩ nên ăn gì cho bữa trưa.

Buồn của Nhật Bản: Là nền kinh tế top 3 thế giới nhưng người dân không dám tiêu pha, đến ăn trưa cũng phải nâng lên hạ xuống, tính sao không được quá 83.000 đồng - Ảnh 2.

Trong một cuộc khảo sát năm ngoái của dịch vụ cho vay xã hội Lendex có trụ sở tại Tokyo, gần một nửa số người làm công ăn lương ở độ tuổi từ 20 đến 50 cho biết họ chi ít hơn 500 yên mỗi ngày cho bữa trưa. Nhiều người trong số đó cũng chia sẻ bản thân sẽ chuẩn bị sẵn cơm hộp từ nhà để tiết kiệm hơn.

Một cuộc khảo sát khác của đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán Edenred tại Nhật Bản cho thấy khoảng 40% nam và nữ nhân viên văn phòng đã siết chặt chi phí ăn trưa, trong khi gần 70% cho biết họ đã không chọn món ăn yêu thích của mình chỉ vì tiết kiệm tiền.

Để thích ứng với xu hướng chi tiêu của các thực khách, nhiều nhà hàng và quán ăn vẫn phục vụ các món đa dạng, từ gyudon, cho tới các loại mì ramen, soba và cà ri. Tuy nhiên, điều đặc biệt là đa số những suất ăn này đều có giá dưới 500 yên, ngay cả khi đã tính thêm 10% thuế tiêu dùng, nhưng chúng vẫn đủ để khiến các thực khách no bụng cho tới tối.

Nguồn: The Guardian