Bức ảnh bé gấu trúc "đại sứ" từ Trung Quốc sang Nhật Bản "ngoại giao", ngồi yên vị trên khoang thương gia máy bay khiến dân mạng đổ rầm rầm và sự thật quá sốc

L.T, Theo Pháp luật và Bạn đọc 21:29 24/03/2022

Nếu bức ảnh và câu chuyện hoàn toàn là sự thật thì đây đích thực là một câu chuyện vui, tích cực.

Năm 2019, một trang mạng xã hội của Việt Nam đăng tải bức ảnh gấu trúc bé xinh ngồi cùng một người đàn ông trên máy bay như một hành khách "xịn". Bức ảnh được đăng tải kèm chú thích: "Bé gấu trúc này được gửi từ Trung Quốc sang Nhật Bản như là một đại sứ cho tình giao hảo giữa 2 quốc gia. Trên chuyến bay, thay vì bị nhốt trong lồng dưới khoang dành cho động vật, gấu ta được "đặc cách" ngồi trên khoang hành khách, chung với người chăm sóc của mình, thắt đai an toàn, đeo bỉm và nhồm nhoàm thưởng thức lá trúc suốt chuyến bay".

Bức ảnh bé gấu trúc đại sứ từ Trung Quốc sang Nhật Bản ngoại giao, ngồi yên vị trên khoang thương gia máy bay khiến dân mạng đổ rầm rầm và sự thật quá sốc - Ảnh 1.

Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với 18.000 lượt thích, hơn 5.400 lượt chia sẻ và gần 2.000 bình luận. Cư dân mạng không thể không "tan chảy" với khoảnh khắc đáng yêu, đáng quý như thế này.

Nếu bức ảnh và câu chuyện hoàn toàn là sự thật thì đây đích thực là một câu chuyện vui, tích cực mà giữa vô vàn những cái tin giật gân lan truyền trên mạng xã hội, người ta phải nở nụ cười. Ấy vậy mà đôi khi, thông tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội lại khiến người ta bị "tưởng bở".

Thực tế, bức ảnh này xuất hiện trên mạng Internet từ năm 2006, cụ thể là ở trang web hài hước có tên Guzer.com và không rõ nguồn gốc của nó. Cũng trong năm đó, nó được chia sẻ trên Yahoo Blog của Nhật Bản với một mô tả cho thấy: "Gấu trúc đang trên đường đến nơi ở mới tại Mỹ trên một chiếc máy bay của Trung Quốc".

Bức ảnh bé gấu trúc đại sứ từ Trung Quốc sang Nhật Bản ngoại giao, ngồi yên vị trên khoang thương gia máy bay khiến dân mạng đổ rầm rầm và sự thật quá sốc - Ảnh 2.

Bức ảnh xuất hiện trên mạng Internet từ năm 2006.

2 năm sau đó, bức ảnh lại xuất hiện kèm chú thích được cho là "thông cáo báo chí" của hãng hàng không Trung Quốc China Airlines:

"China Airlines tự hào là nhà tài trợ của khu bảo tồn gấu trúc tại thành phố Thành Đô và gần đây chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ trong việc vận chuyển một chú gấu trúc con đến một vườn thú ở Mỹ.

Sau khi tham khảo ý kiến từ các nhân viên thú y ở Sanctuary, người ta kết luận rằng bé gấu trúc này không thể bị nhốt trong khoang máy bay, nơi không đáp ứng được các nhu cầu của nó. Do đó, China Airlines đã đồng ý tặng một chỗ ngồi trong khoang hạng nhất (khoang dành cho thương gia) cho chú gấu trúc tên Squee và người chăm sóc của nó, Fu Jiang Lang, được nhìn thấy ở đây đang ngồi trên ghế cạnh bên cửa sổ.

Để đảm bảo vệ sinh, Squee mặc một chiếc tã trong suốt chuyến bay. Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Squee đã hạ cánh an toàn, được nghỉ ngơi và thư giãn sau chuyến bay kéo dài 14 giờ và đang ổn định cuộc sống ở ngôi nhà mới. Trong chuyến bay, cậu ấy đã không xem bất kỳ bộ phim nào vì chúng tôi không thể tìm thấy một chiếc tai nghe đủ lớn cho cậu ấy. Cậu ấy được phục vụ món lá trúc yêu thích".

Từ đó đến nay, thỉnh thoảng, bức ảnh này lại được chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội (không chỉ ở Việt Nam) với những câu chuyện khác mà chẳng ai phân biệt được thật giả ra sao.

Thực tế thì bức ảnh này đã ĐÁNH LỪA nhiều cư dân mạng. Nhiều người tin rằng đó là sự thật, cũng chỉ vì dòng "thông cáo báo chí" được cho là của hãng China Airlines.

Nhưng, hãy nhìn kỹ hơn vào bức ảnh. Chiếc mũi của chú gấu trúc này có hình tròn, hoàn toàn khác với gấu trúc thật, mũi của chúng có hình tam giác.

Bức ảnh bé gấu trúc đại sứ từ Trung Quốc sang Nhật Bản ngoại giao, ngồi yên vị trên khoang thương gia máy bay khiến dân mạng đổ rầm rầm và sự thật quá sốc - Ảnh 3.
Bức ảnh bé gấu trúc đại sứ từ Trung Quốc sang Nhật Bản ngoại giao, ngồi yên vị trên khoang thương gia máy bay khiến dân mạng đổ rầm rầm và sự thật quá sốc - Ảnh 4.

Trang tin Hoaxorfact cũng cho biết không hề có bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào về con gấu trúc có tên là Squee được gửi từ Trung Quốc sang Mỹ. Trang này cho rằng cảnh tượng trong bức ảnh chỉ là dàn dựng, tức con gấu trúc trong ảnh không phải là gấu thật. Còn những câu chuyện xung quanh bức ảnh thì lại càng thiếu độ tin cậy.

Nguồn: Hoaxorfact

https://afamily.vn/buc-anh-be-gau-truc-dai-su-tu-trung-quoc-sang-nhat-ban-ngoai-giao-ngoi-yen-vi-tren-khoang-thuong-gia-may-bay-khien-dan-mang-do-ram-ram-va-su-that-qua-soc-20220324170702855.chn