Bóng đá nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, chuyện không của riêng quốc gia nào nhưng vì sao nên nỗi?

L.T., Theo Pháp luật & Bạn đọc 22:33 07/02/2022

Không phải người hâm mộ không yêu, không quý mà có lẽ từ sâu trong tiềm thức của nhiều người, bóng đá nữ đã chịu nhiều thiệt thòi vì suy nghĩ đơn thuần mà thiếu sâu sắc rằng: Phụ nữ chơi thể thao không hay bằng đàn ông?!

Ngày 6/2, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử huy hoàng khi lần đầu giành vé dự World Cup 2023. Trên đất Ấn Độ, các cô gái khoác trên mình tấm áo đỏ đã quật cường chiến đấu với các cầu thủ Đài Bắc Trung Hoa để xuất sắc giành tấm vé quý giá đi tranh tài với các "cường quốc".

Thông tin này đã làm nức lòng người hâm mộ ở quê nhà, các trang báo đài đồng loạt đưa tin về tin mừng này nhưng dường như vẫn có chút gì đó khiến người ta chạnh lòng vì các cô gái ấy dường như không được tung hô, hồ hởi, chúc mừng rầm rộ như lúc đội bóng nam giành chiến thắng ở một giải gì đó, dù nhỏ thôi.

Bóng đá nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, chuyện không của riêng quốc gia nào nhưng vì sao nên nỗi? - Ảnh 1.

Không phải người hâm mộ không yêu, không quý mà có lẽ từ sâu trong tiềm thức của nhiều người, bóng đá nữ đã chịu nhiều thiệt thòi vì suy nghĩ đơn thuần mà thiếu sâu sắc rằng: Phụ nữ chơi thể thao không hay bằng đàn ông?!

Tờ The Conversation từng có bài bình luận về cuộc sống của các cầu thủ nữ với dòng tít đầy chua chát thế này: "Bóng đá nữ có thể đang ngày càng phổ biến nhưng vẫn phải chiến đấu để tồn tại".

Tác giả bài viết cho biết: "Như đại hội bóng đá toàn cầu World Cup đã thể hiện một cách sinh động, bóng đá nữ đang ngày càng trở nên phổ biến và giành được vị thế với sự tham gia ngày càng nhiều quốc gia, có sự chuyên nghiệp hóa và sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc điều tra gần đây của chúng tôi về bộ môn bóng đá nữ, chúng tôi thấy rằng nó vẫn đang chiến đấu để có một chỗ đứng ổn định.

Chúng tôi đã khảo sát 3.000 cầu thủ ở 33 quốc gia khác nhau, trong đó 60% tự nhận mình là cầu thủ chuyên nghiệp. Những gì chúng tôi nhận thấy là sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp dành cho phụ nữ khó có thể duy trì khi lương quá thấp, thiếu các khoản hỗ trợ trong hợp đồng và các cam kết về việc làm sau khi rời sân cỏ. Cần có sự thay đổi đáng kể đối với cách ủng hộ, động viên các cầu thủ nữ để họ sẵn sàng dùng hết tâm sức thi đấu cho câu lạc bộ cũng như đội tuyển quốc gia".

Bất bình đẳng giới

Những gì chúng tôi được chứng kiến lại là một nghịch lý!

Một mặt, có sự quan tâm ngày càng tăng đối với bóng đá nữ ở cả cấp độ câu lạc bộ và quốc tế, thể hiện qua việc tăng cường đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Trận bán kết World Cup giữa Anh và Mỹ (năm 2019) thu hút trung bình 10,3 triệu khán giả trên đài BBC ở Anh và 7 triệu khán giả trên Fox ở Mỹ.

Bóng đá nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, chuyện không của riêng quốc gia nào nhưng vì sao nên nỗi? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, mặt khác, điều kiện thi đấu của họ lại không thể phản ánh điều này. Sự bất bình đẳng giới từng được ghi nhận rõ ràng trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế và nghiên cứu và giờ chúng tôi xin xác nhận rằng bóng đá cũng chịu tác động giống như thế, nếu không muốn nói là lớn hơn - không chỉ do mức lương quá thấp mà còn do điều kiện làm việc bấp bênh và thiếu các khoản hỗ trợ cơ bản.

Trong tài liệu chiến lược hiện tại cho bóng đá nữ, cơ quan quản lý đã vẽ nên một "bức tranh màu hồng" về thực tế hiện tại, mô tả bóng đá nữ đã "vượt qua mọi ranh giới về xã hội, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc và hoàn cảnh kinh tế xã hội".

Nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy rằng có những rào cản đáng kể cần phải vượt qua để biến bóng đá trở thành một sự nghiệp "an toàn" cho phụ nữ. Chúng tôi nhận thấy rằng 89% nữ cầu thủ cân nhắc rời sân cỏ sớm và tìm kiếm cơ hội khác không liên quan đến bóng đá. Mức lương thấp và hợp đồng bấp bênh là yếu tố quan trọng khiến họ không thể gắn bó với sân cỏ.

Lương thấp lại còn bấp bênh

Về lương, hầu hết các cầu thủ nhận lương dưới 1.000 đô la Mỹ một tháng và thu nhập giảm dần khi tuổi tác tăng lên. 5 quốc gia hàng đầu phải "trả đủ tiền" cho các cầu thủ của họ - đủ để trang trải các chi phí phát sinh khi thi đấu - bao gồm Đức, Uzbekistan, Anh, Thụy Điển và Mỹ. Nhưng 20 đến 30% người chơi ở những quốc gia đó cho biết rằng họ không được trả đủ.

Tất nhiên, điều này có nghĩa là các cầu thủ nữ được trả một phần nhỏ so với các đồng nghiệp nam của họ.

Bóng đá nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, chuyện không của riêng quốc gia nào nhưng vì sao nên nỗi? - Ảnh 3.

Nghiên cứu từ Sporting Intelligence, một công ty tư vấn thực hiện một cuộc khảo sát lớn hàng năm về mức lương thể thao toàn cầu, cho thấy mức lương trung bình ở giải Ngoại hạng Anh cao hơn trung bình 99 lần so với các cầu thủ nữ được trả mức lương cao nhất.

Các cầu thủ nữ không chỉ phải đối mặt với các vấn đề về lương mà còn có một số thách thức xung quanh các khía cạnh quan trọng khác trong công việc của họ. Bao gồm thiếu sự ổn định trong hợp đồng và sự hỗ trợ của các đại lý, cũng như không có dịch vụ chăm sóc con trẻ thích hợp. Tất cả những điều này khiến họ phải chịu những điều kiện làm việc không đảm bảo.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 53% cầu thủ nữ không có hợp đồng bằng văn bản. Mặc dù đúng là một số câu lạc bộ nữ đang trả tiền thuốc men, chi phí y tế cho các cầu thủ bị chấn thương, nhưng nhiều câu lạc bộ không làm được như thế.

Hơn 1/3 số cầu thủ tiết lộ rằng họ không nhận được tiền từ đội tuyển quốc gia của họ và một số thậm chí phải tự trả tiền để được thi đấu cho đội tuyển quốc gia.

Bóng đá nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, chuyện không của riêng quốc gia nào nhưng vì sao nên nỗi? - Ảnh 4.

Các quốc gia mà phần lớn các cầu thủ báo cáo không được trả tiền để chơi bóng bao gồm các quốc gia có nền bóng đá nữ phát triển, bao gồm Mỹ (77% không được trả tiền để chơi bóng) và Pháp (62,5% không được trả tiền để chơi bóng).

Ngay cả trong trường hợp cầu thủ được trả tiền, 42% cho biết họ không được trả mức lương đủ để trang trải chi phí. Các quốc gia có tỷ lệ đáng kể cầu thủ được trả lương thỏa đáng bao gồm Bồ Đào Nha (100%), Nhật Bản (67%), Ý (60%) và Đức (80%).

Các khoản phụ cấp hàng ngày rất khiêm tốn (75 đô la Mỹ) và tiền thưởng khi thắng một trận đấu, mặc dù chỉ được trả cho dưới 10% người chơi, trung bình là 754 đô la Mỹ, với tiền thưởng chiến thắng cao nhất được báo cáo là 3.000 đô la Mỹ.

Phụ nữ phải đối mặt với cuộc đấu tranh khó khăn để duy trì sự nghiệp bóng đá. Trong bối cảnh đầy thách thức này, điều quan trọng là các câu lạc bộ, liên đoàn và các đội tuyển quốc gia phải tìm ra các cách để ổn định điều kiện làm việc cho các cầu thủ nữ. Họ nên xem xét các phương án có thể giúp họ phát triển - trong và ngoài sân cỏ - giống như các đồng nghiệp nam của họ.

Mặc dù có những mặt tích cực để rút ra từ những phát hiện, với mức độ phân biệt đối xử thấp hơn so với trò chơi của nam giới, mức độ hỗ trợ y tế và tâm lý hợp lý, và mức độ đoàn kết cao, rõ ràng bóng đá nữ vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Nguồn: The Conversation

https://afamily.vn/bong-da-nu-luon-chiu-nhieu-thiet-thoi-chuyen-khong-cua-rieng-quoc-gia-nao-nhung-vi-sao-nen-noi-20220207170630433.chn