Hầu hết trẻ em đều có sở thích "nghệ thuật" một cách tự nhiên: Chúng thích vẽ tranh, gấp origami, cắt dán và làm các đồ thủ công khác. Không ít người cho rằng những thứ này chỉ là sở thích vụn vặt. Trên thực tế, điều này liên quan đến một yếu tố được các nhà khoa học gọi là "bộ não thứ 2" của con người.
Chuyên gia phát triển trí não người Nhật Kikuki Shinohara đã tiến hành một thí nghiệm như sau: Đầu tiên, ông lắp một thiết bị não vào đầu một đứa trẻ. Cô bé được yêu cầu làm đồ thủ công như cắt giấy, tô màu, dán dưới sự hướng dẫn của mẹ.
Thử nghiệm cho thấy khi cô bé được mẹ dạy xếp giấy origami, vùng thùy trước trán của não chịu trách nhiệm về chức năng ghi nhớ, tưởng tượng đã được kích hoạt hoàn toàn. Từ đó có thể thấy, dù trong hoàn cảnh nào thì việc luyện tập các động tác của tay đều có thể kích thích sự phát triển trí não của trẻ rất nhiều.
Nhà giải phẫu thần kinh người Canada Wilder Penfield từng chia các vùng khác nhau của não người thành các hình ảnh dựa trên kết quả nghiên cứu và liên kết chúng tới các bộ phận cơ thể tương ứng. Dưới ngòi bút của Tiến sĩ Wilder Penfield, một "bản đồ não" thần kỳ đã xuất hiện.
Thông qua "bản đồ não Penfield", chúng ta có thể thấy được rằng, tay – mắt – miệng chiếm tỷ lệ tác động tới não nhiều nhất. Trong đó, các ngón tay và lòng bàn tay chiếm tới 1/3 vùng vận động não và 1/4 vùng cảm giác.
Chính vì thế, bàn tay còn được mệnh danh là "bộ não thứ 2" của con người. Sự phát triển của cử động tay sẽ giúp trẻ phát triển trí não và trí thông minh.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng các chuyển động của tay khác nhau có tác dụng khác nhau lên não. Không phải tất cả các chuyển động của tay đều có tác dụng kích thích hiệu quả.
Hoạt động thời kì sơ sinh: 0-3 tháng - cung cấp đồ chơi nhỏ có thể cầm bằng một tay. 3-6 tháng – cung cấp đồ chơi cho cả hai tay để cầm nắm. 6-9 tháng - cho bé chơi một số nhạc cụ gõ. 9-12 tháng - sử dụng ngón tay để di chuyển các đồ vật nhỏ.
Các hoạt động ghép hình, xếp giấy
Có rất nhiều trò chơi rèn luyện cử động tay của trẻ, nhưng trò chơi ghép hình không chỉ rèn luyện sự linh hoạt cho ngón tay của trẻ mà còn rèn luyện khả năng phối hợp tay - mắt. Với trò chơi ghép hình, trẻ cũng có thể học cách nhận biết sự vật, màu sắc, hình dạng, động vật và thực vật, ... để nâng cao khả năng nhận thức và trí nhớ của trẻ.
Cha mẹ có thể mua cho con các bộ ghép hình nhiều màu sắc, hình khối ở cửa hàng sách. Thông qua việc tập chơi ghép hình, cha mẹ còn có thể dạy con nhận biết màu sắc, tập gọi tên các con vật, đồ vật...
Ngoài gấp giấy origami, cha mẹ có thể hướng dẫn con một số trò chơi với giấy. Tuy nhiên, chỉ khi tuân theo những nguyên tắc nhất định thì trò chơi mới có thể phát triển trí thông minh và sử dụng cả tay và não.
Các chuyên gia khoa học não bộ từ Đại học Queen Mary tin rằng trò chơi trên giấy có thể tăng cường trí nhớ, khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ, nhưng cha mẹ nên thiết kế trò chơi có mục đích, giup trẻ tiếp thu một kiến thức nào đó.
Ví dụ, một bà mẹ trong đợt dịch đã cùng con làm mặt nạ bằng giấy. Mục đích rất đơn giản: Thông qua trò chơi này, chị giúp con nhận ra tầm quan trọng của khẩu trang, của việc bảo vệ cơ thể khỏi virus.
Các mục tiêu khác nhau sẽ mang đến cho trẻ những động lực khác nhau, đồng thời có thể cho trẻ không gian để suy nghĩ, hành động theo ý mình.
Bạn có thể chơi trò chơi xếp giấy để giúp trẻ hiểu khái niệm phân loại. Bô mẹ trộn các hình dạng giấy khác nhau lại, sau đó thi với con xem ai ghép các hình dạng tương tự với nhau nhanh hơn. Sau khi chơi trò chơi này, trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm phân loại.
Ngoài ra, bố mẹ có thể giúp con có nhiều trải nghiệm bằng cách cho con tham gia vào việc nhà, tham gia một lớp học nhạc cụ, vẽ, nghịch cát và nước...