Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ

Lân Lan, Theo Phụ nữ Việt Nam 10:45 11/10/2022
Chia sẻ

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có ai có thể giải thích được sự tồn tại của tảng đá này.

Có chiều cao khoảng hơn 5m, trọng lượng 250 tấn, nằm chênh vênh trên một mặt đồi nghiêng 45 độ, "Stone of the Sky God" (tạm dịch: viên đá của Chúa trời) với tên gọi Ấn Độ là "Vaanirai Kal", tọa lạc tại Mahabalipuram, một thị trấn tại quận Kancheepuram thuộc bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ.

Tuy mặt tiếp xúc của tảng đá này với ngọn đồi nghiêng phía dưới rất hẹp, trông có vẻ chỉ cần một cái đẩy nhẹ là lăn xuống dưới nhưng hòn đá này đã tồn tại hơn 1.300 năm dưới thời tiết nắng mưa, sương gió, mà vẫn không hề bị di chuyển. Tất nhiên, hòn đá này đã trở thành một địa điểm du lịch thú vị.

Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 1.
Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 2.
Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 3.

Trong lịch sử, đã có nhiều người từng muốn thay đổi nguyên trạng của tảng đá. Người đầu tiên là vua Narasimhavarman, người cai trị miền Nam Ấn Độ từ năm 630 đến năm 668 trước Công nguyên.

Tới năm 1908, vì lo lắng cho cuộc sống của những người dân sống ở thị trấn dưới chân đồi nên Thống đốc Arthur Lawley đã tìm cách di chuyển tảng đá. Tuy nhiên, 7 con voi được ông sử dụng cũng chẳng khiến tảng đá xê dịch dù chỉ một chút.

50 năm trở lại đây, hòn đá này có một tên gọi mới là Krishna's Butter Ball. Người dân sống ở khu vực này cho rằng chụp ảnh cùng hòn đá giống như một thử thách đầy mối đe dọa bởi lẽ không biết bất cứ lúc nào hòn đá có thể lăn và sẽ đổ ụp xuống.

Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 4.
Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 5.
Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 6.
Bí ẩn tảng đá nghiêng hơn 1.300 năm không đổ - Ảnh 7.

Các nhà địa chất đã nhiều lần đi tìm câu trả lời cho sự xuất hiện của hòn đá này. Họ phán đoán hòn đá này là một phần của ngọn đồi phía dưới chân. Có thể là một ngon núi rất cao nhưng vì đất ở vùng này dần bị vùi xuống cũng như quá trình ăn mòn tự nhiên đã góp phần tạo ra tảng đá nằm chênh vênh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày