Các toà chung cư bỏ hoang chưa được hoàn thiện. Ảnh: Getty
Những “thành phố ma” mọc lên rải rác khắp đất nước châu Á rộng lớn này, nơi những nhà bỏ hoang nhiều hơn số cư dân theo tỷ lệ 10:1 và hàng triệu căn hộ không được sử dụng. Du khách khi đến các thành phố này đã không khỏi choáng ngợp khi đi bộ giữa hàng trăm tòa nhà cao tầng bỏ hoang.
Khoảng 90% nhà ở tại Ordos chưa có người sinh sống. Ảnh: Getty
Bắt đầu vào thời kỳ bùng nổ kinh tế, Ordos lại không được hoàn thiện đúng kế hoạch vì các công ty xây dựng phá sản và rút khỏi dự án.
Vườn hoa không có bóng người qua lại. Ảnh: Getty
Tác dụng phụ từ sự tăng trưởng kinh tế ồ ạt của Trung Quốc là những đô thị này vẫn chưa đi vào hoạt động và thị trường bất động sản rơi tự do.
Đường lớn không có xe cộ lưu thông. Ảnh: Getty
Ông Darmon Richter, người tự xưng là "nhà thám hiểm đô thị", chia sẻ sau khi đến thăm Ordos: "Thành phố này thực sự giống như ngày tận thế hơn bất cứ nơi nào tôi từng đến. Ngay cả ở Chernobyl, bạn cũng sẽ chạm mặt với các nhóm du lịch khác hoặc thấy đồ đạc được sắp xếp lại bởi vô số nhiếp ảnh gia đã từng đến trước đó”.
Tuy nhiên, Ordos hoàn toàn hoang vắng. Đi bộ qua những con phố vắng lặng là một trải nghiệm đáng sợ đối với ông Richter.
Ảnh: Getty
Lúc đầu, sự im lặng ngột ngạt, thậm chí đáng sợ, nhưng sau vài giờ khám phá, thành phố bắt đầu cảm thấy ngày càng tự do hơn, gần như thể loài người và luật lệ đã tuyệt chủng, được thay thế bằng một đô thị khổng lồ không có sự sống”.
Mặc dù được thiết kế để chứa một triệu người, dân số thực của Ordos chỉ khoảng 100.000 vào năm 2016.
Ảnh: Getty
Theo tờ Insider, Trung Quốc có khoảng 65 triệu ngôi nhà bỏ trống vào năm 2020 - đủ chỗ ở cho toàn bộ nền dân số Pháp.
Sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng bắt đầu vào cuối những năm 1990, các quan chức địa phương đã mua những vùng đất nông nghiệp rộng lớn để phát triển đô thị.
Nhưng số lượng nhà khổng lồ đó không làm cho thị trường nhà ở rẻ hơn, vì theo báo cáo, gần như tất cả tài sản ở những “thành phố ma” này đều đã có chủ.
Ảnh: Getty
Ảnh: Getty