Trong bài viết của Maria Marcello (bí danh) đăng tải năm 2014, cô đã kể lại việc mình bị hiếp dâm khi học năm hai đại học, đó là một cơn ác mộng đã ám ảnh cô gái trẻ trong nhiều năm sau đó.
Hôm đó, Marcello và một nhóm bạn tụ tập tại nhà để uống rượu và chơi bài, và cô đã bị hiếp dâm khi say rượu. Ngay hôm sau, cô đã trình báo vụ việc với cảnh sát và nhiều tổ chức xã hội, nhưng thứ cô nhận lại là sự thờ ơ và họ chỉ tìm cách giải quyết cho xong việc.
Không những vậy, những câu hỏi của họ luôn hướng tới cô như một kẻ có tội trong vụ việc, chứ không phải gã đàn ông đã thực hiện hành vi hiếp dâm kia.
Vài năm sau, Marcello lên mạng blog nổi tiếng Medium để viết lại câu chuyện đau đớn của mình với nick name Miss Marcello, bên cạnh những lời ủng hộ và chia sẻ là không ít những comment dè bỉu và miệt thị. Họ cho rằng chính cô là người đã khiến cho hung thủ có "động lực" để hiếp dâm mình.
Medium vốn là nơi tập trung những tay viết chuyên nghiệp và không chuyên có trình độ và nhận thức cao, được cộng đồng tôn trọng, chính vì thế, cơn bão "victim blaming" mà Marcello phải hứng chịu đã khiến cư dân mạng thế giới sửng sốt và phẫn nộ.
Ngay cả ở một đất nước tưởng chừng văn minh nhất, tư tưởng hiện đại nhất, thì người ta cũng quá dễ dàng để buông lời xúc phạm, chế nhạo một cô gái vừa dũng cảm kể ra kí ức khủng khiếp của chính bản thân mình. Thứ tư tưởng tồi tệ và đáng xấu hổ đó - thật không thể tưởng tượng được - lại tồn tại như một điều hiển nhiên.
Trong bài viết của mình, Marcello nhắc đến việc sẽ mua quần lót có khóa chống hiếp dâm, và đây là lời dè bỉu mà cô nhận được.