Bạn biết gì về ngành học của mình và tương lai nghề nghiệp của nó?

Bikipmuathi.vn, Theo Trí Thức Trẻ 11:19 06/07/2016

Đừng đợi tới lúc đã trở thành sinh viên mới bắt đầu phân vân không biết học ngành này ra rồi mình sẽ làm gì, ngay từ lúc này, trước khi chính thức chọn trường, chọn khoa, các bạn cũng hãy chuẩn bị những hiểu biết nhất định về ngành học và tương lai của nó!

Vậy là kỳ thi THPT Quốc gia 2016 đã vừa kết thúc, chắc là bây giờ nhiều bạn đã thấy nhẹ nhõm đôi chút rồi đúng không? Bây giờ, các bạn sĩ tử đã có thể nghỉ ngơi sau những ngày tập trung cao độ cho ôn luyện. Tuy nhiên, để thực sự thở phào thì vẫn chưa phải lúc, khi mà kết quả thi còn chưa được công bố và "trận chiến" chọn trường, chọn ngành mới chỉ bắt đầu.

Bạn nghĩ cứ đỗ Đại học là… xong?

Chắc chắn sẽ có không ít bạn mang trong mình tâm lý "thôi đỗ đại học là được rồi, chưa cần phải quan tâm đến việc học xong ra sẽ làm gì, có nhiều cơ hội hay không. 3, 4 năm nữa mọi chuyện chắc vẫn thế này, giờ cứ vào được đại học rồi tính tiếp". Thực ra thì, sau suốt 3 năm tập trung cho mục tiêu Đại học, và những tháng ngày ôn thi nước sôi lửa bỏng, cộng thêm việc thi xong biết kết quả rồi mới đăng ký vào trường, chuyện chỉ cần vào được ĐH thôi mà không hề có định hướng hay tính toán nào đi kèm của các bạn sĩ tử bây giờ là điều khá phổ biến. Bởi đến những sinh viên đã học năm cuối đôi lúc còn mù mờ về tương lai ngành học mà mình chọn, huống hồ gì các bạn học lớp 12.

Nhưng việc không chịu khó đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ về tương lai của ngành, xu hướng tuyển dụng đã khiến cánh cửa tương lai của bạn bị thu hẹp ngay từ lúc vừa thi Đại học xong. Bạn biết đấy, mấy năm gần đây cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng ra trường rồi "trầy trật" mãi mới tìm được việc chỉ vì ngành học này đã bão hoà. Nếu định hướng đúng và tìm thấy sự đam mê, các bạn sẽ luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận thử thách mới, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng được điều đó.

Bạn biết gì về ngành học của mình và tương lai nghề nghiệp của nó? - Ảnh 1.

Nhờ xác định sở thích và định hướng từ đầu, mỗi bài tập, dự ánđều được sinh viên RMIT làm với tất cả đam mê và sự sáng tạo không giới hạn.

Hãy nhớ, học đúng ngành, làm đúng nghề là một lợi thế lớn!

Bạn nghĩ là học rồi ra làm trái ngành cũng được đúng không? Thực ra cũng không sai khi mà hiện tượng làm trái ngành trái nghề đang rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia tuyển dụng thì yêu cầu về trình độ lao động sẽ ngày càng cao và khắt khe, thế nên, học đúng ngành, làm đúng nghề là một lợi thế rất lớn. Kiến thức là một nền tảng quan trọng khi tiếp cận các vấn đề trong công việc chuyên môn, ngoài ra, điều đó còn thể hiện một cá nhân có kế hoạch, lộ trình phát triển cho bản thân rõ ràng, cụ thể và đồng nhất nữa. 

Một ví dụ nhé, trong phỏng vấn sẽ có thể có câu hỏi như: Vì sao bạn học Marketing? thì câu trả lời "Tôi học Marketing vì tôi yêu thích sáng tạo và muốn làm việc trong lĩnh vực năng động này" sẽ dễ thuyết phục hơn là "Tôi học Marketing vì ngành này "hot"". Thế đấy, có định hướng rõ ràng như vậy bao giờ mà chẳng tốt hơn?

Mặt khác, có một thực tế đó là sinh viên Việt Nam ra trường có đến 70% cần được đào tạo lại, hoặc nhiều bạn học mãi rồi mới phát hiện mình yêu thích… ngành học và nghề nghiệp khác, tốn kém công sức và tiền bạc của cả bạn và gia đình, thì việc chọn đúng ngay từ đầu và có sẵn các kiến thức nền tảng phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được "ối" thời gian, hơn nữa bạn cũng sẽ nằm trong số 30% được săn đón trong tương lai đấy.

Bạn biết gì về ngành học của mình và tương lai nghề nghiệp của nó? - Ảnh 2.

Nhớ chọn cho mình thật đúng ngành, đúng nghề ngay từ lúc này bạn nhé!

Làm thế nào để đi đúng đường đây?

Hiện tại bạn đang dựa theo tiêu chí nào để chọn ngành, nghề? Sở thích, đam mê, hay là vì gia đình muốn thế, vì mọi người cũng học như thế? Hãy nhớ rằng, khi chọn lựa, phải chọn ngành học mà bạn thực sự có năng lực và đam mê, không nên theo số đông, vì số đông chưa chắc đã phù hợp với bạn! Vậy nên, bước đầu tiên để đi đúng đường là hãy biết mình muốn gì và mình đứng ở đâu.

Thi xong rồi cũng chính là lúc để bạn tìm hiểu thật kỹ về lựa chọn sắp tới thông qua Internet, hỏi han, xin thêm lời khuyên từ những người xung quanh. Việc tham dự những cuộc hội thảo, toạ đàm được tổ chức tại các trường trung học, đại học cũng là điều cần thiết. Ở đó, các chuyên gia  tư vấn tuyển dụng, những thầy cô, nhân vật giàu kinh nghiệm đã có mặt, sẵn sàng lắng nghe và tư vấn trước loạt thắc mắc, băn khoăn của sĩ tử, chỉ chờ bạn đến nữa thôi!

Đại học Quốc tế RMIT đang có một chương trình toạ đàm với chủ đề "Chọn trường và cơ hội nghề nghiệp cho bạn" sẽ diễn ra vào thời gian sắp tới. Tại đây, các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt là học sinh lớp 12 vừa mới tốt nghiệp xong sẽ có cơ hội được lắng nghe các tư vấn, chia sẻ xoay quanh việc chọn trường và xu hướng tuyển dụng trong những năm sắp tới để có lựa chọn đúng đắn hơn. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội gặp các anh chị cựu sinh viên RMIT đang làm việc tại các vị trí quan trọng của các tên tuổi lớn như Google, Pandora, hay PwC nữa đấy. Đăng ký ngay tại ĐÂY kẻo lỡ nhé