Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)

Ngô Trà, Theo Đời sống & Pháp luật 00:03 09/08/2024
Chia sẻ

Hãy chấp nhận sự tầm thường của con mình, và khi bạn cảm thấy mình coi thường chúng, hãy hạ thấp đầu xuống và nghĩ về sự tầm thường của chính mình.

Sau thành tựu lẫy lừng của Zheng Qinwen, một bài viết trên tờ Sina của Trung Quốc được đề tên tác giả Lưu Na đang khiến cộng đồng mạng của xứ sở tỷ dân phải sôi sục khi thẳng thắn lên tiếng chỉ trích nhằm thẳng vào những bậc phụ huynh đang dùng khái niệm "con người ta" để giáo dục, đặt sự kỳ vọng lớn vào con mình. Bài viết mượn thể thao cùng những ngôi sao hàng đầu của làng thể thao Trung Quốc làm rạng danh nước nhà để nêu lên quan điểm rất đáng suy ngẫm của mình:

Vâng, các bạn thân mến, vậy thì đã đến lúc cần nói về câu chuyện của một nhà nữ vô địch khác.

Nữ kiếm thủ Hồng Kông Jiang Minhui nhận được sự yêu mến với màn khóc hết nước mắt sau khi giành được tấm HCV Olympic, đồng thời có gương mặt khá giống với siêu mẫu nổi tiếng Lâm Chí Linh. Song sắc đẹp chỉ là một trong những điểm sáng của nhà vô địch này.

Jiang Minhui đã lấy bằng cử nhân tại đại học nổi tiếng Stanford, tốt nghiệp thạc sĩ tại đại học Nhân dân Trung Quốc và tiến sĩ tại đại học Trung Quốc tại Hồng Kông. Ngoài đấu kiếm ra, cô còn thành thạo teakwondo, trượt băng nghệ thuật và ballet, thậm chí chơi piano với trình độ biểu diễn trước công chúng. Nếu có định nghĩa cho một đứa con hoàn hảo trên thế giới, đó chắc chắn phải là Jiang Minhui. Nhưng một đứa con như thế, cha mẹ cũng phi thường chả kém.

Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)- Ảnh 1.

Mẹ cô là cố vấn nghệ sĩ kỳ cựu của TVB, và cha cô là nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng. Cô được cha mẹ đưa sang du học Canada khi mới có... 2 tuổi. Khi trở về Hồng Kông vào năm 6 tuổi, cô được cha mẹ cho theo học toàn những ngôi trường danh tiếng. Những ngôi trường danh tiếng này đều có hai đặc điểm rất đáng chú ý:

Thứ nhất là mức học phí đắt đỏ, lên đến hàng trăm nghìn NDT mỗi năm.

Thứ hai, yêu cầu tuyển sinh của họ cực kỳ nghiêm ngặt. Họ đặt ra yêu cầu cực cao về trình độ hiểu biết văn hóa của phụ huynh học sinh. Những gia đình không có môi trường tiếng Anh tốt sẽ không được nhận vào.

Bạn có nghĩ rằng huy chương vàng Olympi của Jiang Minhui chỉ do tài năng, sự chăm chỉ hay may mắn không?

Không, không, không bao giờ.

Ngoài đó ra, còn có sự hiểu biết văn hóa của cha mẹ, địa vị xã hội, tiềm lực kinh tế, chi phí để thử nghiệm và trả giá cho những sai lầm, tầm nhìn và nền tảng giáo dục phong phú.

Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)- Ảnh 2.

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật.

Jiang Minhui bắt đầu học đấu kiếm từ năm 11 tuổi. Trước đó cô đã được cho theo học nhiều lớp học đắt đỏ, chẳng hạn như trượt băng, múa ballet, taekwondo, piano và điền kinh...

Sau đó vô tình, cô say mê với môn đấu kiếm.

Sau khi Jiang Minhui "dừng chân" với môn thể thao này, cha cô không chỉ thuê HLV đấu kiếm giỏi nhất từ đại lục cho con gái mình, mà còn tài trợ để HLV này mở phòng tập đấu kiếm ở Hồng Kông, để ông có thể yên tâm dạy con gái mình ở Hồng Kông, và cũng để con gái mình có dịp thi đấu với nhiều đấu thủ hơn.

Sự chăm sóc kỹ lưỡng và đầy kỹ năng, chiến lược như vậy có thể đạt được chỉ cần cha mẹ có những đứa con tài năng?

Không hề, nó phụ thuộc rất nhiều về kế hoạch mà cha mẹ đầu tư cho con cái:

Tiếp tục chi tiền, tiếp tục thử và thất bại, tiếp tục tiềm kiếm cơ hội, tiếp tục xây dựng nền tảng cho con cái, hỗ trợ để con có được từ địa vị cao này đến địa vị cao khác.

Sau khi giành chức vô địch Olympic, Jiang Minhui đã cảm ơn cha mẹ mình với một nụ cười rất tươi, bằng những giọt nước mắt rồi... tuyên bố giải nghệ.

Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)- Ảnh 3.

Người hâm mộ cô đã náo loạn một thời gian.

Một "người nhà" sau đấy đã tiết lộ rằng Jiang Minhui sẽ rời sàn đấu để đảm nhiệm một công việc tại Liên Hợp Quốc. Cô thông thạo ba hệ thống tư pháp khác nhau: Anh, Mỹ và Trung Quốc, và có huy chương vàng Olympic, bởi thế Liên Hợp Quốc cực kỳ hoan nghênh sự gia nhập của Jiang Minhui.

Không khó để nhận ra rằng ngay từ khi cô mới ra đời, cha mẹ đã có kế hoạch dài hạn để từng bước một đầy chính xác đưa con gái mình lên đỉnh cao và "giành vương miện".

Là một người mẹ, tôi thấy mình thua kém họ nhiều quá, thấy xấu hổ và ngượng ngùng quá. So với những bậc cha mẹ khác, làm sao tôi còn mặt mũi để đòi hỏi sự xuất sắc từ con mình đây? Nhìn lại những năm tháng nuôi dạy con cái, ngoài việc tham dự một vài cuộc họp phụ huynh, tôi bù đầu bù cổ với công việc và chưa bao giờ lập ra một kế hoạch dài hạn nào cho con mình. Đối với tôi, thật may mắn khi con mình không lớn lên theo cách tồi tệ khi bị "bỏ lại" một mình.

Tôi không nói điều này để an ủi bạn, mà nói từ tận đáy lòng mình.

Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)- Ảnh 4.

Cháu trai tôi, là con của anh trai tôi hiện đang học trung học. Điểm số của nó tệ lắm, nhưng ngày nào về nhà cũng vui vẻ và cởi mở.

Anh trai tôi rất tức giận vì sự vô tâm này của con mình, đến mức đánh nó. Tôi phản bác thẳng vào mặt anh ấy:

"Sao anh dám trách cứ, đánh nó? Anh rời nhà đi làm xa khi nó mới chưa thôi nôi. Anh luôn vắng mặt khi nó cần anh nhất. Anh chưa bao giờ đồng hành cùng nó và thậm chí còn chẳng hiểu nó muốn gì, vậy mà anh dám đánh nó. Anh có quyền gì chứ?".

Tất nhiên tôi biết cuộc sống của anh trai mình khó khăn, anh ấy phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi gia đình. Tôi chỉ muốn nhắc anh ấy rằng khi anh ấy so sánh con mình với con người khác và định đánh con mình, hãy dừng lại năm giây để nghĩ xem liệu mình đã là một người cha đủ tốt hay chưa.

Nhân tiện, tôi cũng nhắc luôn đến một người bạn gái của mình. Con trai cô ấy năm nay thi đại học, và chỉ đỗ vào được một trường hạng hai. Khi gặp nhau, cô ấy vui vẻ thông báo kết quả thi của con mình:

"Tôi thực sự cảm thấy cuộc sống của con mình không dễ dàng gì. Tôi bận công việc cả ngày, bố nó cũng bù đầu với công việc kinh doanh. Chúng tôiu chưa bao giờ có đủ thời gian để ngồi học cùng nó. Nó đạt được điểm số cao như thế là tôi biết ơn nó lắm rồi".

Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình" (p.2)- Ảnh 5.

Đúng vậy.

Zheng Qinwen và Jiang Minhui nằm trong số rất ít nhân vật kiệt xuất, hiếm có và không thể bắt chược được. Là những người bình thường, chúng ta tung hô những nhà vô địch xuất chúng, nhưng phải hiểu được sự thật này:

Bạn phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, nhân quả là có thật và nỗ lực sẽ được đền đáp. Đối với những người bình thường như chúng ta, hi vọng sinh ra những đứa con xuất sắc vừa là lười biếng, vừa là tham lam. Hãy chấp nhận sự tầm thường của con mình, và khi bạn cảm thấy mình coi thường chúng, hãy hạ thấp đầu xuống và nghĩ về sự tầm thường của chính mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày