Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ

Định Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ 15:26 26/09/2016
Chia sẻ

Tại buổi hướng dẫn sơ cứu, TS. Dương Đức Hùng cho biết, với vết thương gây đứt mạch máu, nếu được sơ cứu đúng cách, không mất máu quá nhiều thì khi đến bệnh viện có thể chỉ cần được khâu nối lại, có thể cứu được tính mạng của nạn nhân.

Chiều 26/9, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu. Tại buổi hướng dẫn sơ cứu, TS. Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, là bàn tay vàng mổ tim, bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu cho biết, trong các trường hợp bị đứt mạch máu ở tay và cổ là vị trí dễ dẫn đến mất máu cấp nhất. 

Clip: TS Dương Đức Hùng thuyết trình về cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ với những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường.

"Trong những trường hợp đó thì phải tiến hành sơ cứu cầm máu nhanh nhất có thể. Cơ thể chúng ta có khoảng 4,5 lít máu, mỗi lần tim co bóp ra 50-60ml máu, chỉ trong một vài phút nếu không cầm máu kịp sẽ dẫn đến mất máu cấp. Vì vậy nếu chúng ta làm tốt sơ cứu ban đầu thì nhiều nạn nhân có thể cứu được", tiến sĩ Dương Đức Hùng nói. 

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 2.

Băng gạc, cành cây, bút bi, que tre... là những vật dụng có thể sử dụng để sơ cứu ban đầu. Ảnh: Lê Bảo

 Theo ông Hùng, các vật liệu sơ cứu có thể dùng cành cây, bút bi, áo,… tất cả các vật liệu đến cơ sở y tế gần nhất. Ở đâu có cơ sở y tế thì chúng ta đưa đến vì họ đã được đào tạo. 

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 3.

Có thể sử dụng những vật dụng cơ bản như bút bi, cành cây, nẹp tre để cố định vết thương tạm thời

"Như ở cánh tay, dùng băng gạc buộc chặt tay, rồi dùng một cành cây hoặc cây bút siết chặt để mạch máu không chảy ra. Băng bằng tất cả vật liệu chặt, đến khi máu không chảy thì cái garo đã chặt chuyển cơ sở y tế nào gần nhất thì đưa đến. Khi bị vào mạch cổ, máu ra ngoài chảy, máu lên não cũng bị mất. Đây là sơ cứu cần phải làm tại chỗ bằng bất cứ vật liệu nào mà chúng ta có được, bằng tất cả vật liệu để máu không chảy", TS. Hùng nói. 

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 4.

Dùng tay ép chặt lên vết thương để tránh mất máu

Theo TS. Hùng, khi tiến hành sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. 

Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân. 

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 5.

Cách đơn giản và thuận tiện nhất là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân.

Cách đơn giản hơn rất nhiều giúp người sơ cứu dễ làm và dễ nhớ là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 6.

Cố định vết thương ở cổ bằng dây vải hoặc những vật dụng có sẵn tại hiện trường để tránh mất máu

Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ, mạch máu chủ - Ảnh 7.

Trong trường hợp gãy chân không có thanh gỗ, tre thì cố định thì có thể dùng dây buộc cố định 2 chân. Ảnh: Lê Bảo

Trước đó, lúc 14h30 phút ngày 23/9, Trần Minh Hoàng (9 tuổi, ngụ ở khu tập thể Tân Mai, phường Tân Mai, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cùng bạn bè đạp xe đạp đi chơi, do thiếu quan sát nên xảy ra va chạm với chiếc xích lô chở tôn của ông Đinh Ngọc Thạch (tên thường gọi là Bình, 52 tuổi), quê ở tỉnh Hà Nam đang dừng bên đường.

Phần cạnh tấm tôn trên chiếc xích lô thò ra rất sắc nhọn đã cứa vào cổ cháu Hoàng gây chảy nhiều máu. Ngay lập tức, cháu Hoàng đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng do vết thương quá nặng, cháu Hoàng đã tử vong không lâu sau đó.

Hai ngày sau, đến chiều ngày 25/9, anh Trần Hữu Dân (35 tuổi, trú tại Quốc Oai) điều khiển xe máy phía sau có kéo theo xe cải tiến (được buộc bằng dây) chở nhiều miếng tôn và cọc tre. Trên đường đi đến cầu Mai Lĩnh, trong lúc ông Dân vẫn đi xe về phía trước thì phần xe kéo bất ngờ bị tuột ra, lao xuống dốc.

Lúc đó có 4 người đang ngồi chờ xe buýt, trong đó có 2 bà cháu bà Bùi Thị Xuân (66 tuổi, trú tại Yên Hòa, Yên Lạc, Yên Thủy, Hòa Bình) đang ngồi ở đó, người cháu chạy thoát nhưng bà Xuân không chạy kịp nên xe chở tấm tôn văng vào người và tử vong sau đó tại Bệnh viện 103.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày