Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi "giựt cô hồn": Vui là chính

Bài và ảnh: Minh Tuấn, Theo Phụ nữ Việt Nam 20:45 13/08/2022

Cúng cô hồn, "giựt cô hồn" trong ngày Rằm tháng Bảy là một nét độc đáo, mang tính nhân văn trong đời sống người Việt từ rất xa xưa. Sau 2 năm dịch bệnh lắng đọng, chúng ta lại thấy cúng và "giựt cô hồn" tại TP.HCM trở lại tưng bừng vào ngày cao điểm là 16/7 âm lịch.

Ở khu vực Q5 TP.HCM, một nhóm 4 người trong đó có cả một bé gái tầm tuổi học lớp 1 cùng xúm xít gom "chiến lợi phẩm" gồm hoa quả, bánh trái vừa giựt được cho vào cốp xe gắn máy thật rôm rả. Hỏi ra mới biết họ là một gia đình trẻ ở Q.3, tranh thủ ngày nghỉ ba chở mẹ và 2 con gái đi "giựt cô hồn" cho vui. Người mẹ trẻ cho biết cả nhà ra phố giựt cô hồn ngoài không khí vui vẻ thì còn tin rằng những món đồ cúng giành được còn là lộc may mắn cho gia đình.

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 1.

2 con gái đang cùng mẹ thu gom "chiến lợi phẩm" bỏ vào cốp xe rồi cả nhà lại lên đường tìm điểm cúng khác

Cũng giựt chủ yếu cho vui nhưng nhóm thanh niên ở khu vực chợ Hòa Bình còn tranh thủ gom và bán lại một số món đồ cúng còn nguyên như gà quay, heo quay cho các tiệm. Một bạn trẻ trong nhóm chia sẻ: "Giựt xong, món nào hơi bị nát thì tụi em cùng ăn cho vui, món nguyên thì bán lại kiếm chút tiền".

Bạn cho biết thêm một con gà luộc còn nguyên con được mua lại từ 100 đến 120 ngàn đồng, heo quay còn nguyên có khi bán được gần cả triệu đồng… Ngoài ra, có gia chủ ném tiền thì cũng kiếm thêm được chút.

Các bạn thường bắt đầu rủ nhau đi từ 9h sáng, cứ rảo khắp các con phố, thấy có cúng là tấp vào, cao điểm là trong khoảng 11 đến 12 h trưa. Có cả một số bạn ở tận quận Bình Tân cũng chở nhau vô tới Q5 đi giựt cô hồn, vì đây là địa phương có hoạt động cúng cô hồn nhiều nhất. Đôi khi cũng gặp phiền toái, va chạm dẫn đến ẩu đả khi có 2 nhóm thanh niên tranh nhau đồ cúng. Tuy nhiên không phải mâm cúng nào cũng có những nhóm chuyên "săn" cúng cô hồn.

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 2.

Một mâm cúng cô hồn tại Q5 TP.HCM, nhiều người đang hứng tiền từ gia chủ ném ra

Giựt cô hồn có phần ôn hòa hơn là những mâm cúng mà ít các bạn trẻ, chỉ có mấy anh xe ôm, chị bán vé số hay người bán hàng rong. Họ kiên nhẫn chờ gia chủ thực hiện xong nghi thức thì vào lấy đồ cúng. Cũng có giành nhưng được thì lấy, không được thì thôi. Một anh xe ôm móc ra một bụm tiền lẻ, lần lượt tháo nếp gấp xếp lại ngay ngắn, anh nói: "Nhìn nhiều vậy chứ chừng vài chục ngàn thôi, chủ yếu là cho vui".

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 3.

Một nhóm bạn trẻ khoe con gà luộc còn nguyên vừa giựt được

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 4.

Nhóm thanh niên cứ rong ruổi khắp các con đường, ngõ hẻm để "săn tìm" những mâm cúng cô hồn

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 5.

Có nhóm còn chuẩn bị cả "công cụ" tự chế để hứng tiền. Thường các gia chủ ném tiền từ ban công nhà thì chiếc vợt siêu to sẽ thu gom vượt trội

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 6.

Gia chủ đang ném tiền xuống, việc này mang ý nghĩa bố thí cho những linh hồn đang vất vưởng, cô đơn chưa siêu thoát

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 7.

Một cửa hàng cho nhân viên bảo vệ rải gạo xung quanh sau khi hoàn tất nghi thức cúng cô hồn, đồ cúng đã được giựt hết

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 8.

Tận dụng thùng giấy hứng tiền

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 9.

Người chạy xe ôm đang tháo nếp gấp những tờ tiền lẻ vừa giành được từ một mâm cúng

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 10.

Gia chủ khấn vái xong thì những người xung quanh sẽ nhanh chóng lao vào giành lấy đồ cúng. Những người giựt cô hồn cũng xem đó là lộc may mắn cho riêng mình

Bà mẹ trẻ chở 2 con gái đi giựt cô hồn: Vui là chính - Ảnh 11.

Đồ cúng cô hồn thường là những món quà vặt, hoa quả cho đến gà quay, heo quay và tiền

Phong tục thờ cúng cô hồn đã tồn tại lâu đời trong văn hóa người Việt, đó là biểu hiện của lòng nhân ái, bao dung trong đời sống người dân. Người ta tin rằng xung quanh luôn hiện hữu những linh hồn vất vưởng, chưa được đầu thai, siêu thoát, đang cô đơn, lạnh lẽo…Vì vậy trong vào ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng những gia đình, người làm ăn thường cúng và cầu khấn cho các linh hồn được mau chóng đầu thai, siêu thoát. Ngày Rằm tháng Bảy hàng năm là cao điểm cho nét văn hóa này. Trong ngày này khắp nơi đều tổ chức cúng thí, tập trung nhiều nhất là vào ngày 16/7 âm lịch.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày