Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta "vỗ tay là tắt được đèn": Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng

Mạnh Kiên, Theo Theo Phụ Nữ Số 17:00 04/10/2023
Chia sẻ

Vỗ tay tắt đèn nghe cứ tưởng như một tính năng viễn tưởng nào đó, nhưng nó hóa ra là công nghệ có thực từ những năm 1980. Cơ chế hoạt động không phức tạp như chúng ta tưởng tượng.

Khởi nguồn nhà thông minh

Ý tưởng về nhà thông minh được cho là có từ đầu thế kỷ 20, khi các nhà tương lai học bắt đầu hình dung ra ngôi nhà có thiết bị tinh vi, được trang bị nhiều tính năng tự động, phục vụ theo ý muốn của chủ nhân.

Khái niệm ban đầu không chỉ là sự khai phá tiềm năng về công nghệ mà còn phản ánh mong muốn của xã hội về một cuộc sống tiện lợi, rảnh tay.

Kể từ thập niên 1930, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã bắt đầu "cách mạng hóa lối sống" của con người.

Hội chợ Thế giới, đặc biệt là triển lãm "Thế kỷ tiến bộ" 1933-34 ở Chicago và Hội chợ Thế giới New York 1939-40, đã giới thiệu các ý tưởng về ngôi nhà tương lai, với đa dạng hệ thống tự động, bao gồm hệ thống sưởi và làm mát tập trung, hệ thống chiếu sáng điều khiển bằng giọng nói và thậm chí là cả robot quản gia.

Ngày nay, phần lớn những ý tưởng trên đã thành sự thật, thậm chí đạt những dấu mốc ấn tượng, với nhà thông minh hiện đại tích hợp trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo bằng giọng nói. Chỉ cần ra lệnh, ngôi nhà có thể tự bật đèn, khóa cửa, đặt báo thức, kéo rèm, chơi nhạc v.v…

Khái niệm về nhà thông minh hay thiết bị thông minh trong gia đình đã trải qua lịch sử trăm năm và mỗi thời kỳ chúng được định nghĩa theo những cách khác nhau.

Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta vỗ tay là tắt được đèn: Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Tựu chung lại, một ngôi nhà thông minh không chỉ đơn giản là sở hữu các hệ thống tự động hóa mà còn bao gồm các thiết bị gia dụng có các tính năng vượt trội, phục vụ nhu cầu của con người theo cách thuận tiện nhất.

Về mặt kỹ thuật, thiết bị nhà thông minh đầu tiên là chiếc máy hút bụi cầm tay vào năm 1905, chiếc máy giặt chạy điện sản xuất năm 1907 và chiếc tủ lạnh được bán trên thị trường đại chúng vào năm 1913.

Ngày nay, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi là những thiết bị gia dụng quá đỗi bình thường, nhưng cách đây cả thế kỷ, một thiết bị tự động hóa công việc chân tay đơn giản cũng được coi là sự sáng tạo vượt trội và là một phần trong ngôi nhà thông minh mà con người thời đại ấy hướng tới.

Từ những ý tưởng sơ khai ban đầu, nhà thông minh sau này phát triển theo nhiều nhánh khác nhau.

Năm 2001 chứng kiến sự ra đời của máy hút bụi tự động đầu tiên trên thế giới (Electrolux Trilobite ZA1), trong khi bộ điều chỉnh nhiệt học Nest – ra mắt năm 2011 – là một trong những thiết bị nhà thông minh đầu tiên dựa trên Internet.

Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta vỗ tay là tắt được đèn: Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Từ "vỗ tay tắt đèn" đến cuộc cách mạng AI

Trong suốt thập niên 1980, tự động hóa ngôi nhà trở nên phổ biến. Nhiều người bắt đầu mua các thiết bị mở cửa gara tự động, hệ thống an ninh gia đình, đèn cảm biến chuyển động, v.v.

Mặc dù phần lớn công nghệ vẫn dựa vào dây nối cũng như nhiều thiết bị không thể liên kết với nhau nhưng đó vẫn là một thập kỷ thú vị chứng kiến hàng loạt cải tiến hiện đại trong tổ ấm nhiều gia đình.

Một trong những hệ thống nhà thông minh mang tính biểu tượng nhất thời kỳ ấy là The Clapper, thiết bị cho phép người dùng điều khiển ánh sáng hoặc các hệ thống trong nhà chỉ bằng tiếng vỗ tay.

Ý tưởng bật và tắt đèn trong nhà bằng cách vỗ tay đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng. Những phân cảnh vỗ tay tắt đèn hay bật nhạc trong các bộ phim nổi tiếng đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều người.

Sự kỳ diệu của một hệ thống như vậy vào những năm cuối thế kỷ 20 mang đến lầm tưởng rằng chúng chỉ là trò lừa phỉnh trên màn ảnh. Nhưng thực tế The Clapper là thiết bị có thật và cơ chế của nó đơn giản hơn nhiều so với tưởng tượng.

Clapper nhận lệnh dựa trên số lượng tiếng vỗ tay phát ra. Ví dụ, bật đèn khi vỗ tay hai lần, bật tivi khi vỗ ba lần v.v... Thiết bị này hoạt động với đèn trong nhà, tivi, radio, dàn âm thanh nổi và về cơ bản là bất kỳ thiết bị nào có thể kết nối với ổ cắm.

Được bán ở Mỹ vào năm 1985 với mức giá 20 USD, thiết bị có micro để thu tiếng vỗ tay ra lệnh từ người dùng. Âm thanh được chuyển thành tín hiệu điện, sau đó gửi đến bộ lọc.

Bộ lọc hoạt động ở dải tần từ 2.200 Hz đến 2.800 Hz, đây là dải tần thường thấy của tiếng vỗ tay. Mỗi khi bộ lọc phát hiện tiếng vỗ tay, nó sẽ gửi tín hiệu đến một trong các công tắc điện, nơi thiết bị đích được cắm vào.

Ngày nay, sự ra đời của trợ lý giọng nói thông minh và hệ thống điều khiển không dây mang lại sự tiện dụng hơn nhiều, nhưng Clapper vẫn là biểu tượng khó phai nhòa.

Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta vỗ tay là tắt được đèn: Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Vào thập niên 2010, các công ty Big Tech như Amazon, Google và Apple bắt đầu tung ra hàng loạt mẫu loa thông minh thế hệ tiếp theo nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Vào năm 2014, Amazon ra mắt Echo, tích hợp trợ lý bằng giọng nói Alexa và tạo được tiếng vang ngay lập tức. Apple phát hành HomeKit cùng năm, một ứng dụng tất cả trong một có thể kiểm soát các chức năng khác nhau trong nhà bằng iPhone hoặc iPad.

Google tiếp nối vào năm 2016 với loa thông minh Google Home (hiện được gọi là Google Nest) với trợ lý giọng nói tích hợp sẵn, đối đầu trực tiếp với Amazon.

Loa thông minh đóng vai trò là trung tâm của nhà thông minh, cho phép người dùng điều khiển nhiều thiết bị bằng các lệnh thoại đơn giản.

Chúng có thể tương tác với nhiều thiết bị chẳng hạn như hệ thống chiếu sáng, máy điều nhiệt và hệ thống an ninh, tạo ra giao diện thống nhất và thân thiện với người dùng cho trình tự động hóa ngôi nhà.

Bức tranh toàn cảnh nhà thông minh hiện đại có nhiều vấn đề, bao gồm quyền riêng tư, bảo mật và khả năng tương tác.

Một thế giới các thiết bị IoT (Internet vạn vật) được kết nối đã trở thành hiện thực, nhưng không hoạt động liền mạch như người ta mong đợi, cũng không hẳn mang lại sự tiện lợi hoàn toàn.

Nhưng thị trường vẫn đang phát triển và hàng loạt thiết bị thông minh đang ra đời từng ngày. Theo Statista, ước tính có khoảng 130 triệu ngôi nhà trên toàn thế giới sử dụng thiết bị thông minh, trong khi thị trường dự kiến sẽ trị giá gần 223 tỷ USD vào năm 2027.

Sự đổi mới tiếp theo trong tương lai dành cho các thiết bị thông minh là tích hợp trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay trợ lý ảo.

Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta vỗ tay là tắt được đèn: Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Lựa chọn tốt hơnvới Better ChoiceAward

Từ lịch sử trăm năm nói trên, có thể thấy nhà thông minh là một hệ sinh thái đa dạng, gồm rất nhiều hệ thống và thiết bị, từ quản lý tự động hóa cho đến các đồ gia dụng thông minh như máy giặt, TV, tủ lạnh v.v…

Là mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá và có tính cạnh tranh cao, các nhà sản xuất thiết bị gia đình thông minh liên tục ra mắt những sản phẩm, mẫu mã mới qua từng năm, với lời quảng cáo ngập tràn về các tính năng hào nhoáng, cao cấp, khiến người tiêu dùng lạc vào mê hồn trận.

Họ dễ bị cám dỗ trước những lời ca tụng được thổi phồng, bỏ tiền mua những sản phẩm đa tính năng, được đánh giá là tốt nhất, nhưng lại không trùng với bất kỳ nhu cầu sử dụng nào.

Người tiêu dùng thông thường đôi khi chỉ cần một sản phẩm đơn giản, giá thành phải chăng và quan trọng hơn là sự bền bỉ. Nhưng không phải ai cũng có kim chỉ nam đúng đắn để tìm kiếm lựa chọn "đúng, đủ, cần" như vậy.

Thị trường Việt Nam từ trước đến nay có ít những "cẩm nang mua sắm" uy tín để người dùng tìm đến tham khảo mỗi khi shopping, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu phải thắt lưng buộc bụng như hiện nay.

Các chỉ dẫn hay giải thưởng trước đây thường tôn vinh những sản phẩm đột phá, có hiệu năng tốt nhất, nhưng chưa hẳn đã tương ứng với mục đích sử dụng của đại chúng.

Nhìn thấu sự hạn chế nói trên, giải thưởng Better Choice Awards ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng Việt những gợi ý mua sắm phù hợp với nhu cầu, hướng tới sản phẩm có hiệu năng trên giá thành cân bằng, không nhất thiết phải tốt nhất nhưng chắc chắn tương hợp nhất.

Các thiết bị gia đình thông minh đáp ứng tiêu chí nói trên đã được Better Choice Awards lựa chọn trong danh sách đề cử hạng mục: Thiết bị gia đình có thiết kế đổi mới sáng tạo và Thiết bị gia đình đột phá nhờ trí tuệ nhân tạo trong phân mục giải thưởng Smart Choice Awards.

Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như Máy giặt LG tích hợp công nghệ AI DD cảm nhận được độ mềm của vải; Robot hút bụi × AI Ecovacs Deebot X2 Omni dọn dẹp theo lệnh người dùng; Camera thông minh FPT nhận diện khuôn mặt người quen; Tủ lạnh LG InstaView với lớp kính trong suốt v.v…

Đây là những sản phẩm đáp ứng đủ tinh thần: Tốt hơn, phù hợp hơn - như chính cái tên của giải thưởng Better Choice Awards.

Độc giả có thể nhấn vào link dưới đây để cùng tham gia bình chọn cho các đề cử của giải thưởng Better Choice Awards năm nay, cũng như tham khảo và chọn lựa các thiết bị gia đình thông minh phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Giải thưởng Better Choice Awards là sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đồng tổ chức cùng công ty cổ phần VCCorp, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. Sự kiện triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 là sự kiện do Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, giao cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp triển khai cùng các đơn vị uy tín, trong đó có VCCorp.

Ai cũng thắc mắc vì sao trên phim người ta vỗ tay là tắt được đèn: Lời giải hóa ra đơn giản đến ngỡ ngàng - Ảnh 5.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày