Ô nhiễm, chặt phá rừng, môi trường sống bị thu hẹp, săn bắt trái phép... đó là những gì con người đã làm và khiến rất nhiều sinh vật rơi vào cảnh tuyệt chủng.
Cũng thật may mắn là giờ đây, con người đã dần có ý thức hơn. Có những cá nhân, tổ chức và cộng đồng đang tìm mọi cách để bảo vệ các loài sinh vật sắp tuyệt chủng. Trong số đó, có những sinh vật thực sự đang nguy cấp đến mức nếu như không sớm hành động, chúng sẽ nhanh chóng biến mất thôi.
Khỉ đột thì chắc nhiều người đã từng thấy, và sự thật về việc chúng đang nguy cấp cũng không còn lạ nữa. Tuy nhiên, lý do khỉ đột có mặt trong danh sách này là vì chú khỉ trong ảnh trên. Dám chắc rằng, không nhiều người đã từng nhìn thấy chú đâu.
Đó là Snowflake - một chú khỉ bị bạch tạng từng cực kỳ nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào năm 1966. Chú được nuôi nhốt trong Sở thú Barcelona (Tây Ban Nha), và đã kịp có được 3 bà vợ trước khi qua đời vào năm 2003.
Cá Mặt trời - hay còn gọi là mola - là một trong loài cá lớn có xương sống lớn bậc nhất hành tinh. Một con mola trưởng thành có thể dài tới hơn 3m, nặng trung bình 2,5 tấn.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng cá mola đang được xếp vào hạng bị đe dọa trong Sách Đỏ. Lý do không chỉ vì nạn săn bắt bừa bãi của con người, mà còn do ô nhiễm rác nhựa trong lòng đại dương. Con mồi ưa thích của mola là sứa, và chúng thường xuyên nhầm sứa với túi nhựa, dẫn đến mắc nghẹn mà chết.
3. Voọc mũi hếch
Hay còn gọi là Cà Đác. Chúng là những sinh vật thuộc loài linh trưởng đang ở tình trạng nguy cấp nhất hiện nay trên thế giới, khi chỉ còn hơn 250 cá thể ngoài tự nhiên được xác định.
4. Hải cẩu trùm đầu
Đây vốn là loài hải cẩu khá khác biệt so với họ hàng của nó. Trên mặt loài vật này có một cái u khá lớn, kéo dài xuống đến nửa mặt - thế nên mới được gọi là đội mũ.
Điểm đặc biệt nhất của loài hải cẩu này là cái mũi. Trong lỗ mũi trái của con đực có một khoang trống hết sức linh hoạt. Khi cần, nó có thể đẩy hơi vào để thổi phồng nó lên, tạo thành một quả bóng trông hết sức kỳ dị.
Hiện tại, loài vật này đang được xếp vào danh sách có khả năng tuyệt chủng, do ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu khiến băng 2 cực tan ngày càng nhanh.
Cá vây tay thực sự có thể xem là một loài hóa thạch sống. Chúng sinh tồn cùng thời với khủng long, lâu đến mức khoa học từng tưởng rằng chúng đã tuyệt chủng từ 70 triệu năm trước. Tuy nhiên đến năm 1999, cá vây tay lại bất ngờ xuất hiện và trở thành một phát kiến lớn của khoa học.
Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những loài vật cổ xưa và hiếm có bậc nhất trên Trái đất, nằm trong danh sách cần được ưu tiên bảo tồn của IUCN.
Trong số các phân loài của tê giác thì tê giác Sumatra là nhóm nhỏ nhất, và... nhiều lông nhất. Chúng chỉ cao khoảng 100 - 150cm, với sở thích đặc biệt là tắm bùn, giống như hà mã và trâu vậy.
Ở thời điểm hiện tại, đây cũng là loài tê giác đang rơi vào tình trạng đặc biệt nguy cấp, khi chỉ còn 100 cá thể trong tự nhiên.
Con thằn lằn trong hình đặc biệt hơn bạn tưởng đấy. Nó là Sphenodon (còn gọi là Tuatara), được khoa học xác nhận là con cháu trực tiếp duy nhất của dòng khủng long đầu tiên trên Trái đất.
Thậm chí trên đầu của nó còn có một bộ phận cảm thụ ánh sáng, giống như tổ tiên của nó thời xưa.
Chính xác hơn thì đây là một phân nhóm của chuột xạ hương thôi, thường gọi là Desman. Trông nó giống như một sinh vật lai giữa chuột, voi và thú mỏ vịt vậy.
Họ nhà rùa có 5 loài mang kích cỡ vượt trội, thì trong đó đây là loài lớn nhất. Một con rùa lưng da trưởng thành thường nặng khoảng 600kg, và cá biệt có những con lên đến gần 1 tấn.
Trong danh sách của IUCN, đây cũng là loài rùa đang rơi vào tình trạng nguy cấp bậc nhất thế giới hiện nay.
Tham khảo: Bright Side, National Geographic