Chúng ta vẫn luôn được dạy rằng điều tốt đẹp thường xảy ra với người tốt còn xui xẻo và bất hạnh chỉ xảy ra với người xấu. Khi bất hạnh xảy ra với người tốt, nó nhấn mạnh một điều rằng không ai được an toàn tuyệt đối.
Hành vi đổ lỗi này xảy ra nhằm che giấu, giúp tránh được cảm giác yếu nhược và sợ hãi từ những kẻ lớn tiếng chỉ trích, chê bai, chế giễu nạn nhân. Trong tư tưởng của những kẻ thực hiện hành vi đổ lỗi, nạn nhân mới là người sai và đáng bị hứng chịu những chỉ trích như vậy.
Từ Mexico cho tới Sudan, những người phụ nữ phải chịu cảnh bạo lực tình dục được gây ra bởi chồng họ sẽ phải ly hôn thậm chí là bị giết chết.
Ở Burma, những cô gái bị hãm hiếp bị ruồng bỏ một cách vô cùng máu lạnh. Chồng của những cô gái này sẽ dựng một túp lều trong rừng và nói với họ rằng hãy vào đó mà bán dâm. Những đứa con có mẹ bị hãm hiếp cũng không được nhận mẹ con nữa. Những người phụ nữ đáng thương này bị cấm đến gần con của họ.
Vì phụ nữ là đối tượng dễ dàng nhất để xúc phạm và miệt thị
Hành vi "đổ lỗi cho nạn nhân" không chỉ xảy ra đối với phụ nữ. Những nô lệ trẻ em Châu Phi bị bắt và bán ngang nhiên vì người ta cho rằng chúng còn quá bé để có thể tự chăm sóc được bản thân.
Nhưng đổ lỗi cho phụ nữ lại có tác động kép: xâm phạm đến cơ thể của họ để thoả mãn thú tính rồi sau đó lại lớn tiếng chỉ trích hạ thấp giá trị nhân phẩm của những người phụ nữ tội nghiệp. Cần phải nhớ rằng, không một người phụ nữ nào lại mong muốn mình bị hiếp dâm. Có thể nữ giới chính là vạch đích cuối cùng của hành vi "đổ lỗi cho nạn nhân."
Cái gọi là "danh dự" của một số ông chồng, gia đình và các nền văn hoá được gắn chặt vào cơ thể người phụ nữ. Họ bị hãm hiếp tức là làm ô nhục thanh danh chồng, gia đình thậm chí là dòng họ.
"Đổ lỗi cho nạn nhân" vì quan niệm xã hội
Một sinh viên đại học cho biết cô thường xuyên nhận được email nhắc nhở từ giảng viên với nội dung "không được đi một mình trong bóng tối." Nhưng nếu có ai đó bị hãm hiếp thì ngay lập tức nạn nhân bị đổ lỗi rằng do cô ta mặc váy quá ngắn, điều này chẳng khác nào mời gọi hung thủ tới gặp cô.
"Tôi có những người bạn bị cưỡng hiếp nhưng họ không nói với bất kì ai bởi họ đã ngất đi vì say rượu và tự cho rằng đấy là lỗi của mình."
"Tôi bị hãm hiếp tại một bữa tiệc sau khi bị đánh thuốc mê. Tôi đã cố gắng rất nhiều để nói ra nhưng tôi chỉ nhận lại được những lời chỉ trích. Tôi đi làm xét nghiệm HIV, không ai ủng hộ tôi, kể cả gia đình. Tất cả đã bỏ rơi và nói rằng đấy là lỗi của tôi vì tôi đã tham gia bữa tiệc đó."
Những câu chuyện như thế này xuất hiện hàng ngày, hàng giờ: các thành viên gia đình không tin nạn nhân, nạn nhân tự trách móc mình. Trên tất cả, nạn nhân còn phải đeo thêm gánh nặng mặc cảm tội lỗi mà mình không gây ra.
Thậm chí, hầu hết mọi người đều không tin nếu có người nói rằng mình bị hãm hiếp bởi một chàng trai dễ thương, đeo kính cận trông rất thư sinh và hiền lành. Xã hội quan niệm những tay tội phạm hiếp dâm thường to béo, bẩn thỉu và nấp sau bụi cây.
Vì sợ bị đổ lỗi, những nạn nhân bị hiếp dâm chỉ dám sống trong im lặng
Hành vi "đổ lỗi cho nạn nhân" tạo ra những kẻ hèn nhát và vô trách nhiệm. Những kẻ này dường như luôn đứng ngoài cuộc, tàn nhẫn, máu lạnh nhìn nạn nhân run rẩy giữa chỉ trích của những kẻ thích đổ lỗi. Mặc dù họ chứng kiến câu chuyện, hiểu bản chất vấn đề nhưng họ vẫn chỉ im lặng. Họ nghĩ rằng im lặng là không động đến ai và thế là đúng đắn. Nhưng họ đã nhầm.
Phụ nữ sẽ vẫn bị hãm hiếp nếu không có ai đó làm điều gì để bảo vệ họ.
Sự im lặng đến đáng sợ tạo ra một thế giới không có thủ phạm, nơi những người đã bị tổn thương sống trong sự xấu hổ và những người chứng kiến thì im lặng.
Nếu ngừng đổ lỗi, sẽ có đến hàng chục triệu người được thay đổi cuộc đời
Rất nhiều người không tin những báo cáo về các vụ hiếp dâm. Khi được biết những con số đáng giật mình, họ luôn hỏi cùng một câu hỏi: "Có bao nhiêu trong số đó thực sự là hiếp dâm?" Họ nghi ngờ những người phụ nữ báo cáo lại sự việc vì họ đã quen đổ lỗi.
Mỗi năm ở Mỹ có trung bình 12 triệu người bị hãm hiếp, một con số quá kinh khủng cho thấy thực trạng suy đồi đạo đức xã hội nhưng không có ai đứng lên bảo vệ những người phụ nữ đáng thương ấy. Tấn công tình dục không bao giờ là lỗi của các nạn nhân. Đổ lỗi cho nạn nhân không khiến xã hội tốt lên hay giá trị phụ nữ bị hạ thấp.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ bảo vệ 12 triệu phụ nữ bị hiếp dâm mỗi năm, điều gì sẽ xảy ra nếu từng ấy người cùng đứng lên và nói:
"Tôi đã bị cưỡng hiếp, hãy đòi lại công lý và danh dự cho tôi!"
12 triệu chỉ là con số tại nước Mỹ, bạn hãy hình dung có bao nhiêu cô gái đang sống trong ám ảnh và câm lặng trên toàn cầu?