Chúng ta luôn có ý nghĩ rằng người trong cuộc thường mù quáng và không nhìn rõ vấn đề, vì vậy chúng ta luôn muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ phía gia đình và bè bạn. Và một trong những sự hỗ trợ thông thường là yêu cầu họ đưa ra những lời khuyên trong chuyện tình cảm của bạn.
Đương nhiên, gia đình và bạn bè là những người luôn muốn những điều tốt nhất sẽ đến với bạn. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp họ có những suy nghĩ hơi phiến diện và không thực sự phù hợp. Lúc bấy giờ, việc bạn bất chấp tất cả để nghe theo lời khuyên từ người thân lại dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là 7 lời khuyên khá phổ biến mà chúng ta thường được nghe, tuy nhiên, chúng không thực sự có ích – nếu không muốn nói là có khả năng phá hủy mối quan hệ của bạn:
Nếu bạn đến với một mối quan hệ mà chỉ nhằm mưu cầu lợi ích cho cá nhân, thì bạn chắc chắn đã sai rồi. Theo các nhà tâm lý học, tìm kiếm lợi ích không thể là một lý do chính đáng để bắt đầu hoặc kết thúc mối quan hệ. Làm như vậy, bạn có thể phá huỷ một cuộc hôn nhân thực sự hạnh phúc hoặc bắt đầu một cuộc sống mà không mang lại cho bạn bất kỳ hạnh phúc nào cả.
Hãy hiểu rằng trong tình yêu không bao giờ nên tồn tại kiểu khái niệm ai hơn ai, ai kém ai. Bởi vì chúng ta là những cá thể độc lập, và chúng ta cần sự tôn trọng từ đối phương. Việc chúng ta đến với nhau, yêu nhau là hoàn toàn tự nguyện, do vậy hãy làm cho nhau hạnh phúc thay vì lôi nhau vào một cuộc chiến khẳng định sức mạnh và quyền uy không cân sức!
Các nhà tâm lý học cho rằng có một giai đoạn lãng mạn nhất định trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nhưng các cặp đôi không thể sống mãi như họ đang trong một bộ phim thần tượng về tình yêu, tỏ ra vồ vập và cấp thiết mỗi khi họ gặp nhau.
Đó là lý do tại sao bạn không thể đòi hỏi người yêu của bạn phải lãng mạn vào mọi lúc. Mỗi mối quan hệ có những giai đoạn phát triển khác nhau, và mỗi người đều có những lợi thế riêng.
Mỗi mối quan hệ đều có những lúc xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh cãi, bởi vì đến bát đũa trong chạn còn có lúc xô cơ mà. Vào những lúc ấy, thay vì cố gắng đè nén cảm xúc và để mọi chuyện trôi qua trong im lặng (và bạn nghĩ thế là bình yên), thì hãy cùng nhau bày tỏ cảm xúc, bày tỏ quan điểm với đối phương để các bạn có thể thấu hiểu và thông cảm cho nhau.
Sự can thiệp như vậy đối với cuộc sống cá nhân của đối tác - thực hiện các cuộc gọi, đọc các cuộc trò chuyện cá nhân, theo dõi địa điểm - được các chuyên gia luật gia đình xem là bước đầu tiên hướng tới hành vi lạm dụng trong gia đình.
Nó có thể không chỉ là thể chất mà còn vì cả cảm xúc nữa. Đừng lắng nghe những lời khuyên này, và đừng làm người yêu của bạn trở thành con tin trong chính sự ghen tuông mù quáng nơi bạn.
Lời khuyên này đích thực sẽ châm ngòi cho những cuộc chiến nổ ra trong gia đình nhỏ của bạn đấy. Và còn tồi tệ hơn nếu bạn cứ nhắc đi nhắc lại điều này mỗi ngày. Hãy nhớ rằng bất cứ ai cũng có lòng tự trọng, và việc chúng ta cùng xây dựng tương lai không có nghĩa là chúng ta đổ vấy hết trách nhiệm và nghĩa vụ lên đối tác. Hãy để anh ta cảm thấy được tôn trọng và cả chia sẻ nữa, nếu không muốn anh ta bỏ xa bạn và chạy mất dép.
Giảng dạy bằng ví dụ như bạn thì sẽ chỉ tốt hơn với trẻ em, không phải là để áp dụng trong tình yêu. Bạn không phải là một đứa trẻ, và người yêu của bạn cũng vậy. Nên chẳng có lý do gì để chúng ta giáo huấn lẫn nhau và o ép đối phương phải học theo ai đó.
Khi gặp khó khăn trong mối quan hệ, đừng nhìn vào các cặp đôi khác và cố gắng sao chép lối sống của họ. Tốt hơn hết, hãy chỉ nên học để tránh các sai lầm mà họ đã gặp.
Nguồn: B.S