“Cuộc sống không có ý nghĩa” là vấn đề muôn thuở. Có người kiếm được ít tiền, có người cảm thấy công việc của mình vô giá trị, có người lại cho rằng mình không có đủ tự do. Vì vậy, nhiều người dường như “càng sống càng không có sức”.
Trong cuộc sống bận rộn, chúng ta có thể không có thời gian và sức lực để suy nghĩ kỹ càng, nếu chưa đủ hài lòng thì bản thân muốn cuộc sống như thế nào?
Chúng ta luôn so sánh bản thân, luôn cố gắng tìm ra “chúng ta là ai”, “giỏi ở điểm nào” và “có thể làm tốt hơn ở điểm nào khác”.
Tuy nhiên, so sánh giữa con người với nhau quá mức về cơ bản là một kiểu tự vật hóa bản thân - quá trình tâm lý mà một người coi chính bản thân mình là một thứ vật chất, hơn là một con người.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng so sánh không lành mạnh sẽ làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng không thể thoát khỏi. Những người có xu hướng dùng sự so sánh để tìm thấy giá trị của bản thân cũng dễ cảm thấy hối tiếc hơn.
Trên thực tế, so sánh không phải là thước đo để đo lường sự xuất sắc của một người. Nếu có thể “bàng quan” dòng thông tin bất tận trên mạng xã hội và quay trở lại với cuộc sống thực, không còn bị ám ảnh bởi những thứ mình không có mà trân trọng những thứ mình đang có thì bạn đã sở hữu cuộc sống tự do và tự chủ chân chính.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard kéo dài 75 năm theo dõi 724 người cho thấy không phải trình độ học vấn, tiền lương hay địa vị có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc và quyết định sự hài lòng trong cuộc sống của con người mà là mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân.
Những người gần gũi với gia đình và giao tiếp nhiều với bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm dường như hạnh phúc và khỏe mạnh hơn trên mọi khía cạnh của cuộc sống.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những người có bạn đời và nhiều bạn bè chắc chắn hạnh phúc hơn, bởi vì điều thực sự khiến chúng ta cảm thấy “đáng sống” phải là chất lượng của mối quan hệ. Một mối quan hệ mang lại sự hỗ trợ và ủng hộ sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, luôn nhắc nhở bạn rằng “bạn xứng đáng được yêu thương”.
Nhà tâm lý học người Mỹ, Paul J. Silvia gọi sựở thích là “cảm xúc kiến thức” (knowledge emotion).
Cái gọi là "cảm xúc dựa trên kiến thức" khác với niềm vui, sự giận dữ, nỗi buồn thường thấy, chúng đề cập đến những cảm xúc có thể khơi dậy sự tò mò của chúng ta về việc "biết nhiều hơn".
Như chúng ta đều biết, sở thích và hứng thú là người thầy tốt nhất, thúc đẩy việc học tập và khám phá của chúng ta. Đồng thời nó cũng có thể cân bằng cảm xúc tiêu cực và sự bất ổn trong cuộc sống.
Ví dụ, một người thất nghiệp ở nhà, đối mặt với sự bấp bênh của cuộc sống và sợ thất bại lần nữa. Nhưng nếu anh ta có thể hứng thú với công việc mình mong muốn, sự hứng thú này sẽ khiến anh ta tò mò về tương lai và xoa dịu những cảm giác tiêu cực do sự bất ổn gây ra.
Vì vậy, nếu bạn có việc gì đó yêu thích, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện nó thì thực sự may mắn. Điều này có nghĩa là cuộc sống của bạn có một hướng đi rõ ràng.
Nhiều khi, chúng ta bị ám ảnh bởi việc đạt được một mục tiêu lớn lao và giá trị cuộc sống nào đó. Nhưng sau khi đạt được nó, chúng ta dường như không hạnh phúc như mình tưởng tượng, lòng vẫn chán nản và trống rỗng.
Ăn mừng những thành công nhỏ, ngắm hoàng hôn trên đường tan sở, cây bên đường đâm chồi nảy lộc, hay lần đầu tiên nấu thành công một món ăn… Chỉ cần chú tâm ngắm nhìn, xung quanh bạn đều chứa đầy những “chuyện vui vẻ”.
Một số người có thể cho rằng những điều này là vô nghĩa, nhưng chấp nhận cuộc sống “vô nghĩa” mới là cách tốt nhất để thoát khỏi cảm giác trống rỗng. Như nhà văn Milan Kundera đã nói: “Vô nghĩa, bạn ơi, đây là bản chất của sự sinh tồn. Nó luôn bên cạnh chúng ta ở mọi nơi. Điều này thường đòi hỏi lòng can đảm để nhận ra nó và gọi nó thành tên…”.
Thật vậy! Trải qua một ngày không có phiền muộn đã là điều may mắn lắm rồi.
Những xích mích nội tâm về tinh thần khiến con người bị mắc kẹt trong “thế giới nhỏ bé của riêng mình”. Suy nghĩ miên man, hối hận, tự trách, giằng co suốt ngày, trong cuộc đấu tranh giữa bản thân và chính mình, tinh thần mạnh mẽ đến mấy cũng héo mòn.
Lương thiện là phẩm chất cho phép chúng ta coi người khác như một phần của mình và tạo ra mối liên hệ thực sự với họ. Cốt lõi của lòng tốt là xuất phát từ sự nhiệt tình và thái độ tích cực bên trong.
Sống tử tế không chỉ có thể làm giảm lo lắng, trầm cảm và cải thiện hạnh phúc mà còn cho phép chúng ta cảm nhận được sự tử tế hơn từ thế giới và những người khác.
Học cách yêu thương và cho đi. Bạn sẽ thấy mình có nhiều việc ý nghĩa để làm, không cần phải đắm mình trong thế giới riêng để phàn nàn về người khác, bởi vì cho đi thực sự còn vui hơn nhận lại. Khi “cho đi”, con người có thể trải nghiệm cảm giác được cần đến, sức mạnh và sự giàu có của bản thân, trải nghiệm khiến con người tràn đầy hạnh phúc.