1. "Dù có chuyện gì xảy ra, bố mẹ vẫn luôn ở bên con"
Đây là biểu hiện của tình yêu vô điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. Thứ tình yêu không đe dọa, không đánh đổi. Dù điểm thi của con có tốt hay không, bố mẹ vẫn sẽ yêu con. Dù con có năng khiếu học tập, năng khiếu thể thao,... hay không, bố mẹ vẫn luôn yêu con. Bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường khôn lớn, trưởng thành.
Câu nói của cha mẹ sẽ tiếp thêm cho con sức mạnh, cho con hiểu rằng, con sẽ không bao giờ đơn độc trên cuộc đời này.
2. "Bố mẹ chỉ gợi ý, quyết định là ở con. Con phải tin vào chính bản thân mình"
Con cái khi trưởng thành sẽ cần độc lập với cha mẹ. Lúc này con cần phải biết đưa ra lựa chọn, tự quyết định cho tương lai của mình, không thể ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ. Để làm được điều này thì trước hết, cha mẹ phải trao quyền tự lập cho con.
Cha mẹ phải biết rằng lời nói của chúng ta không phải là chiếu chỉ của nhà vua. Tuy chúng ta hơn con cái về mặt kinh nghiệm sống nhưng cũng không nên kiểm soát, tự cho mình quyền quyết định thay con mọi việc. Trẻ em cần được trao quyền lựa chọn, được tôn trọng, được có tự do để trưởng thành hạnh phúc.
Những đứa trẻ được tôn trọng đầy đủ sẽ ít nổi loạn hơn, suy nghĩ bình tĩnh hơn và trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và quyết đoán.
Ảnh minh họa
3. "Bố mẹ tin con, con mãi là đứa trẻ tuyệt vời nhất trong lòng bố mẹ"
Trẻ làm không tốt trong kỳ thi, thành tích chỉ ở mức trung bình. Hàng ngày, trẻ phải chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè xung quanh, khiến mất tự tin, dễ trở nên nhụt chí. Lúc này, một câu động viên, khích lệ tinh thần của cha mẹ là vô cùng quan trọng.
Lời nói ấm áp của cha mẹ sẽ tạo dựng cho trẻ niềm tin, khiến trẻ có thêm động lực để cố gắng học tập hơn mỗi ngày.
4. "Bố mẹ hiểu và luôn tôn trọng lựa chọn của con"
Cha mẹ yêu thương con cái, nhưng chưa chắc đã hiểu con mình. Chẳng hạn, con mình muốn theo học chuyên ngành nào, vì sao muốn theo đuổi chuyên ngành đó,... Nhiều khi, cha mẹ chưa tìm hiểu nhu cầu, sở thích của con đã vội vàng ngăn cấm, khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái bất đồng. Trẻ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, giống như một con rối trong tay cha mẹ.
Ngàn người yêu, không bằng một người hiểu. Chỉ có cha mẹ hiểu con mới có thể thực sự cho con những gì con cần. Nếu một đứa trẻ được hiểu, tôn trọng và nhìn nhận thì nó sẽ mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.
5. "Mẹ cần con giúp, con rất đắc lực đấy"
Tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng. Nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ là để trẻ biết rằng mình quan trọng.
Tại sao các bà mẹ nội trợ lại dễ mắc các vấn đề tâm lý khác nhau, trong khi các bà mẹ đi làm lại không dễ gặp các vấn đề tâm lý? Lý do chính là các bà mẹ đi làm cảm thấy cần thiết và có cảm giác đạt được những thành công nhất định ở nơi làm việc. Vì vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng ý thức này ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hãy để chúng làm việc nhà, sau đó khuyến khích con và nói với chúng rằng: Con rất quan trọng, rất đắc lực. Con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều!