4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình

Lam Phương, Theo Phụ nữ số 19:15 05/09/2024
Chia sẻ

Có một số vật dụng trong nhà dù được dùng hàng ngày nhưng không phải ai cũng để ý kiểm tra chúng thường xuyên, điển hình là các thiết bị điện nước.

Những thứ này được sử dụng hầu như liên tục mỗi ngày, nhiều khi có những vấn đề như dây điện cũ, ổ cắm bị lỏng... không lộ rõ ra ngay, cho đến khi hỏng hóc dừng hoạt động, hoặc tệ hơn là gây nên một số nguy hiểm cho người dùng thì mới "tá hỏa" tìm cách khắc phục.

Vậy nên hãy thêm 1 đầu việc quan trọng vào danh sách việc nhà của bạn, đó là kiểm tra định kỳ tình trạng của các thiết bị điện nước, nhất là 4 vị trí này trên các thiết bị.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 1.

1. Bình nóng lạnh trữ nước - van xả áp

Van xả áp (Pressure Relief Valve) là một loại Van an toàn được sử dụng để bảo vệ đường ống hoặc hệ thống thủy lực khỏi áp suất quá cao. Nó được thiết kế để tự động mở và xả chất lỏng ra khỏi hệ thống khi áp suất vượt quá giá trị định trước.

Đối với bình nóng lạnh kiểu trữ nước, bạn nên kiểm tra van xả áp thường xuyên để tránh xảy ra chập nổ, nguy hiểm cho gia đình. Van xả áp thường được lắp đặt ở đầu ống nước bên dưới bình nóng lạnh.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 2.

Khi nước được làm nóng bên trong bình chứa, áp suất trong bình cũng tăng lên. Van xả áp được thiết kế để giải phóng áp suất dư thừa này, giảm áp suất, đảm bảo rằng áp suất không vượt quá giới hạn an toàn. Vậy nên nếu van xả áp không hoạt động đúng cách, hoặc bị hỏng thì áp suất trong bình trữ nước có thể tăng lên mức nguy hiểm, gây ra nguy cơ nổ bình.

Mặt khác, áp suất quá cao có thể làm hỏng cấu trúc của bình trữ nước, gây ra rò rỉ hoặc thậm chí làm nứt bình. Van xả áp giúp ngăn ngừa những sự cố này bằng cách xả bớt áp suất khi cần thiết.

Cuối cùng, van xả áp cũng có chức năng quan trọng khác đó là ngăn nước trong bình nóng lạnh chảy ngược ra đường ống cấp nước khi áp lực nước đầu vào giảm, chẳng hạn như khi khi bị cúp nước.

Nhờ các chức năng này, bình nóng lạnh mới có thể hoạt động bình thường và an toàn.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 3.

Cách kiểm tra van xả áp rất đơn giản. Hàng tháng, bạn nhấn hoặc kéo cần gạt của van (tùy loại van) để xả nước ra ngoài. Nước xả ra có thể có áp suất và nhiệt độ cao nên hãy cẩn thận. Sau khi xả, nếu nước chảy ra đều và không bị tắc nghẽn có nghĩa là van đang hoạt động bình thường. Nếu nước không chảy thì cần phải thay van hoặc gọi thợ sửa chữa. Lưu ý là nhớ tắt nguồn điện trước khi kiểm tra.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất. Gắn đồng hồ vào van xả áp để xem áp suất bên trong bình có vượt quá mức an toàn không. Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để biết áp suất tối đa cho bình nóng lạnh của bạn.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 4.

2. Hộp điện – Cầu dao chống rò điện

Một khu vực quan trọng khác trong nhà cần kiểm tra định kỳ là hộp điện - nơi phân phối các dòng điện trong nhà, đặc biệt là cầu dao chống rò điện.

Cầu dao chống rò điện (hay còn được gọi là aptomat “chống giật”) được lắp trong tủ điện để bảo vệ hệ thống điện trong nhà. Đây là thiết bị giúp ngăn ngừa sự cố chập điện, rò điện bằng cách phát hiện và ngắt nguồn điện nếu có hiện tượng rò rỉ.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 5.

Trên cầu dao thường có một nút màu vàng hoặc có ký hiệu "T" (Test). Bạn cần nhấn nút này hàng tháng để kiểm tra và đảm bảo cầu dao hoạt động tốt. Khi nhấn nút T, nếu aptomat ngắt điện đồng nghĩa với thiết bị hoạt động tốt. Ngược lại nếu aptomat không ngắt điện hoặc ngắt chậm thì bạn phải kiểm tra lại hệ thống điện ngay nhằm phát hiện vấn đề hư hỏng hoặc thay mới aptomat nếu cần.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 6.

Nhiều gia đình có thể chưa bao giờ kiểm tra cầu dao chống rò điện, và chỉ khi gặp sự cố mới nhận ra sự cần thiết của việc này. Cầu dao chống rò điện rất quan trọng để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ điện giật, cháy nổ.

Sau khi thử nghiệm, bạn cần bật lại cầu dao chống rò điện để khôi phục nguồn điện trong nhà. Để làm điều này, hãy nhấn nút màu xanh hoặc gạt cầu dao lên vị trí "ON".

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 7.

3. Bếp gas - Cảm biến chống cháy

Bếp gas được sử dụng hàng ngày nhưng cũng dễ gây nguy hiểm nếu không kiểm tra cảm biến chống cháy (hay cảm biến ngắt gas) thường xuyên.

Thứ nhất, dễ dẫn đến nguy cơ rò rỉ gas. Cảm biến chống cháy có nhiệm vụ ngắt gas khi lửa trên bếp tắt đột ngột, chẳng hạn do gió thổi hoặc nước trào. Nếu cảm biến này không hoạt động đúng cách, gas sẽ tiếp tục rò rỉ ra không khí mà không được đốt cháy, gây nguy cơ cháy nổ rất cao.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 8.

Thứ hai, dễ có nguy cơ ngộ độc khí gas. Gas rò rỉ trong không gian kín có thể dẫn đến ngộ độc khí, đặc biệt là khí carbon monoxide (CO) - một loại khí không màu, không mùi và cực kỳ nguy hiểm. Việc hít phải khí này có thể gây đau đầu, chóng mặt, hoặc thậm chí tử vong nếu nồng độ quá cao.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 9.

Vậy nên nếu cảm biến không được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, bạn không thể chắc chắn rằng hệ thống ngắt gas sẽ hoạt động khi cần. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình nấu nướng, gây mất an toàn cho gia đình bạn.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 10.

Bạn có thể tự kiểm tra cảm biến định kỳ 3-6 tháng/lần. Dễ quan sát nhất là kiểm tra bằng cách ngắt lửa đột ngột.

Trước tiên, bật bếp gas và để lửa cháy ổn định. Sau đó dùng một vật cứng (như nắp nồi) để che ngọn lửa, hoặc thổi tắt lửa. Nếu cảm biến chống cháy hoạt động đúng, nó sẽ ngắt gas ngay lập tức và bạn sẽ nghe thấy tiếng "tách" nhỏ. Gas sẽ không tiếp tục thoát ra ngoài, đảm bảo an toàn. Còn nếu bạn ngửi thấy mùi gas hoặc nghe tiếng xì gas sau khi lửa tắt, điều đó cho thấy cảm biến có vấn đề và cần được thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 11.

Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra hình dạng cảm biến. Đó thường là 1 thanh kim loại nhỏ gần ngọn lửa, hãy đảm bảo nó không bị gỉ sét, cong vênh hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Cảm biến bị bẩn cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nên cần được lau sạch thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên đó.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 12.

4. Bộ lọc nước

Bộ lọc nước được sử dụng rộng rãi trong các gia đình ngày nay, và chúng cũng cần được kiểm tra thường xuyên vì liên quan đến việc ăn uống, sử dụng nước của cả gia đình.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 13.

Vị trí lắp đặt bộ lọc nước là ở đầu vào của nước máy để nước được lọc sạch, loại bỏ cặn bẩn trước khi sử dụng.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 14.

Khi bộ lọc nước máy bị tắc hoặc quá bẩn sẽ không thể lọc sạch các tạp chất, cặn bẩn và các chất độc hại khác. Đây sẽ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn, virus, và nấm mốc. Khi nước đi qua bộ lọc này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt của gia đình, gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Bộ lọc bị tắc cũng làm giảm tốc độ dòng chảy của nước, khiến nước chảy ra chậm hơn hoặc thậm chí không chảy. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn có thể dẫn đến tình trạng thiết bị lọc nước bị hư hỏng thêm do áp lực quá cao.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 15.

Để kiểm tra bộ lọc trước, bạn có thể quan sát màu sắc và tình trạng bề ngoài bộ lọc. Nếu bộ lọc có màu đen, nâu, hoặc bị bám nhiều cặn bẩn, đó là dấu hiệu rõ ràng rằng bộ lọc cần được làm sạch hoặc thay thế. Đồng thời, kiểm tra xung quanh bộ lọc và các mối kết nối để đảm bảo không có dấu hiệu rò rỉ nước.

Bạn cũng có thể quan sát lưu lượng nước. Nếu nhận thấy nước chảy yếu hơn so với bình thường, có thể bộ lọc đã bị tắc nghẽn. Lưu lượng nước giảm là một dấu hiệu cho thấy bộ lọc đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra kỹ lưỡng.

4 vị trí trong nhà cần được kiểm tra thường xuyên, càng chủ quan càng gây nguy hiểm cho gia đình- Ảnh 16.

Mùi và vị cũng là dấu hiệu nhận biết quan trọng. Nếu nước có mùi lạ hoặc vị bất thường, bộ lọc có thể đã bị bão hòa và không còn khả năng loại bỏ các tạp chất một cách hiệu quả. Nước trở nên đục hoặc có cặn cũng cho thấy bộ lọc không còn hoạt động tốt và có thể cần phải thay thế.

Thông thường, các bộ lọc nước cần được thay thế sau mỗi 3-6 tháng, tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào và tần suất sử dụng.

Nguồn: 163.com

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày