Trưng cây cảnh là thú vui được nhiều người ưa chuộng, thế nhưng không phải ai cũng biết công dụng từ "a đến zét" của một loài cây cảnh. Vậy nên, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết 4 loài cây quen thuộc dưới đây không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp mắt mà chúng còn có khả năng đặc biệt: vừa dùng làm cảnh vừa dùng để chữa bệnh.
Hãy cùng khám phá tất tần tật về 4 loài cây này, bạn sẽ phải trầm trồ khi hiểu được ý nghĩa phong thủy tốt đẹp và tác dụng "kỳ diệu" của chúng đối với sức khỏe con người:
1. Cây trầu bà vàng
Trầu bà vàng là loài cây thân thảo dạng leo, có lá gần giống hình trái tim với màu xanh vàng cực đẹp và bắt mắt. Đây là loài cây thường được dùng để trang trí nội thất, giúp không gian sống trở nên trong lành và mát mẻ. Trầu bà vàng là một trong những loài cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, chúng có thể hút khí độc từ các thiết bị điện tử và loại bỏ nhiều chất hại gây ung thư.
Dù rất được yêu thích nhưng không phải ai cũng biết đến một công dụng "thần kỳ" khác của cây. Đó là trong Y học, trầu bà được xem là loại thuốc quý và được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh bổ thận, tráng dương. Trầu bà là loài cây vừa đẹp vừa tốt, nếu muốn gặp nhiều may mắn trong công việc thì bạn có thể tham khảo trưng bày hoặc trồng loài cây này bởi chúng chính là biểu tượng của năng lượng tích cực.
2. Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ luôn nằm trong danh sách những loài cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là dân văn phòng. Cây có ngoại hình nhỏ gọn, vẻ đẹp xanh ngát tạo cảm giác thoáng đãng và mát mẻ. Thân cây mọng nước, vậy nên dù diện mạo trông có vẻ sắc nhọn nhưng thực tế là rất mềm lại, không làm người khác cảm thấy đau khi vô tình chạm tay vào.
Theo phong thủy, lưỡi hổ có tác dụng rất tốt trong việc mang đến may mắn, thuận lợi. Lá cây mọc thẳng đứng chính là biểu tượng của sự quyết đoán và ý chí không ngừng vươn lên. Nếu chăm cây nở hoa thì đó là tín hiệu vô cùng tốt, báo hiệu rằng những thuận lợi trong công việc và tài chính đang "gõ cửa" với bạn. Không chỉ có ý nghĩa tốt đẹp, cây lưỡi hổ còn được dùng để điều trị một số bệnh lý liên quan đến da và hệ tiêu hóa. Chủ yếu người ta thường dùng lá cây để ép lấy nước và uống trực tiếp. Liều lượng sử dụng được các chuyên gia khuyến cáo là từ 6 - 12g.
3. Cây lộc vừng
Lộc vừng là cây cảnh không còn xa lạ với những người yêu cây hoa. Đây là một trong những loài cây được các gia đình Việt ưa chuộng bởi chúng mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Chữ "lộc" trong tên thể hiện cho sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Ngoài ra, hoa của cây lộc vừng còn có màu đỏ tươi tắn, là biểu tượng của hỷ sự, ngụ ý phát lộc phát tài.
Tưởng chừng chỉ là loài cây có vẻ ngoài sang - đẹp và ý nghĩa phong thủy tốt lành, thế nhưng ít ai biết được rằng: lộc vừng còn có cả khả năng dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá của cây được dùng với mục đích chữa đau bụng hoặc tiêu chảy; quả thì dùng để bôi chữa chàm bằng cách ép lấy nước hoặc chữa đau răng bằng cách nghiền nhỏ rồi ngâm với rượu. Không ngoa khi nói rằng lộc vừng là cây phong thủy đẹp và có rất nhiều giá trị.
4. Cây thường xuân
Ngay từ cái tên đã toát lên sự ấm áp của mùa đầu tiên trong năm, vậy nên thường xuân là loài cây tượng trưng cho sự bình an thịnh vượng và tài lộc nảy nở. Loài cây này rất phù hợp để làm quà tặng trong những dịp đặc biệt, bởi chúng mang ý nghĩa gắn kết, thể hiện tình cảm chân thành trong mối quan hệ bạn bè, người thân.
Ngoài ra, cây thường xuân còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Nhờ phần lá có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn cao nên người ta thường giã nhỏ để đắp vào những chỗ viêm nhiễm trên da. Thường xuân tuy sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa và công dụng tốt đẹp. Đây đích thị là một trong số những cây cảnh phong thủy mà bạn nên chi tiền sở hữu.