Có 4 kiểu trẻ dù thời thế đổi thay vẫn có khả năng vươn lên và thành công. Đó là:
"Đừng hỏi nữa", "Đừng chạy nhảy lung tung", bạn đã bao giờ nói những lời tương tự với con mình chưa? Đây chính cách nhanh nhất để triệt tiêu tính tò mò và tinh thần khám phá của trẻ khi lớn lên.
Giáo dục sớm trong gia đình hiện nay không phải là yêu cầu cha mẹ vội vàng dạy con đếm và đọc chữ sớm mà là bảo vệ được tính tò mò của trẻ. Nếu chỉ ép trẻ tiếp thu đủ loại kiến thức từ sớm mà không cho con tự do khám phá thì tính tò mò của trẻ sẽ không được nuôi dưỡng và sự hứng thú cũng dễ dàng bị mất đi.
Khi lớn lên, trẻ có thể ghét việc học và tiếp xúc với những điều mới. Những đứa trẻ như vậy cũng có thể là những cá nhân đầu tiên bị đào thải trong một thế giới đang thay đổi.
Ảnh minh họa
Tại sao nhiều trẻ học không cảm thấy mệt mỏi? Bởi vì trẻ luôn duy trì sự hứng thú mạnh mẽ và bị thúc đẩy bởi sự tò mò nên muốn khám phá. Nếu nhận được phản hồi tốt trong quá trình khám phá này, trẻ sẽ càng có động lực kiếm tìm sự mới mẻ.
20 năm sau, tò mò học hỏi là phẩm chất cốt lõi đảm bảo cho trẻ vẫn có tinh thần khám phá không ngừng và luôn có tính cạnh tranh trước những thử thách lớn.
Không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác về tương lai sẽ như thế nào và trong mọi hoạt động cuộc sống, điều quan trọng nhất là sự đổi mới và khả năng ứng phó linh hoạt trước một tương lai bất định. Vì vậy, thay vì tìm hiểu xem trẻ có nhất nhất nghe lời và điểm số ở trường của trẻ ra sao, chúng ta nên chú ý hơn đến việc trẻ có tính đổi mới, sáng tạo hay không.
Sự tò mò của trẻ em là động lực rất lớn cho sự sáng tạo. Nếu không có sự tò mò và khao khát tri thức thì không thể tạo ra những phát minh có giá trị cho nhân loại. Tưởng tượng cũng là nguồn gốc của tư duy sáng tạo. Thời đại trí tuệ nhân tạo đang đến gần và chỉ có sự sáng tạo mới có thể khiến con người vượt qua được robot. Cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng cho con khả năng này để con có thể giải quyết vấn đề và thích ứng với cuộc sống tương lai.
Trong học tập cũng vậy. Có người cho rằng chỉ cần nhớ những kiến thức thầy dạy, còn những việc khác không quan trọng. Trên thực tế, họ không nhận ra rằng nếu ghi nhớ nội dung mà giáo viên giảng dạy một cách máy móc, không vận dụng tư duy đổi mới để suy nghĩ độc lập thì chỉ có thể trở thành nô lệ cho việc học. Tương tự, nếu người học không sáng tạo thì kiến thức dù phong phú đến đâu cũng chỉ là bắt chước.
Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một bài học, muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ đó, lấy làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Làm cho nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót.
Ngoài ra, nội dung còn có những ý sáng tạo, thú vị, có thể gây ấn tượng tốt trong bài học, giúp học sinh, sinh viên có khả năng đạt điểm cao và đam mê học tập. Việc học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Khi trẻ khóc, cha mẹ không nên kìm nén cảm xúc của trẻ mà hãy để trẻ hiểu phương pháp nào là hiệu quả để xử lý cảm xúc và bình tĩnh lại.
Chỉ bằng việc xử lý tốt cảm xúc, trẻ mới có thể khỏe mạnh về tinh thần và học cách chịu đựng căng thẳng. Ngay cả khi gặp nghịch cảnh, trẻ vẫn có thể sử dụng sự "đàn hồi" mạnh mẽ bên trong của mình để chuyển hóa những biến động, tổn hại to lớn do cảm xúc tiêu cực gây ra thay vì trốn tránh chúng. Chỉ khi đó nhân cách của trẻ mới hoàn thiện hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn trong tương lai.
Tiến sĩ tâm lý học Walter Mischel, Đại học Stanford, Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm rất nổi tiếng có tên "Bài kiểm tra kẹo dẻo" (Marshmallow Test) vào những năm 60 của thế kỷ trước. Thí nghiệm này rất đơn giản: Những đứa trẻ trong độ tuổi mầm non được đưa vào ngồi trong căn phòng trống và lựa chọn 1 trong 2 khả năng. Với một viên kẹo dẻo, trẻ có thể chọn ăn ngay, hoặc chờ đợi trong 15 phút và phần thưởng sẽ là viên kẹo thứ 2.
Các bé đã trải qua quá trình "giằng xé nội tâm" giữa việc ăn hay không ăn. Có bé quyết định ăn ngay, có bé kiên nhẫn chờ đợi với cái nhìn "day dứt", có bé vò đầu bứt tai, có bé quay mặt đi nơi khác, chỉ dám cầm lên rồi lại bỏ xuống, có bé không kìm lòng được bèn véo một miếng nhỏ,… Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng đã phần nào cho thấy tính cách cũng như khả năng kiềm chế, kiểm soát bản thân của mỗi bé.
Trong quá trình nghiên cứu xuyên suốt 50 năm, Mischel tiết lộ những kết quả nghiên cứu sâu hơn của cuộc thí nghiệm trong cuốn sách "Bài kiểm tra kẹo dẻo" (The marshmallow test: Mastering self-control), những đứa trẻ nhận được viên kẹo thứ 2 có điểm thi SAT cao hơn, tỉ lệ nghiện ngập thấp hơn, ly hôn thấp hơn, béo phì thấp hơn,… Đó cũng là những người thành công hơn trong cuộc sống.
Nhìn những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận ra rằng: Nếu bạn trì hoãn sự thỏa mãn của việc xem tivi để làm bài tập, bạn sẽ học được nhiều hơn và đạt điểm tốt hơn. Nếu bạn trì hoãn sự thỏa mãn của việc mua đồ ăn vặt ở cửa hàng tạp hoá, khi về nhà bạn sẽ ăn những bữa ăn lành mạnh hơn. Nếu bạn trì hoãn sự thỏa mãn của việc dừng tập luyện sớm để tập thêm vài hiệp nữa, bạn sẽ khỏe mạnh hơn,… và còn vô số những ví dụ khác.
Đây chính là một minh chứng rõ nét cho khả năng rèn luyện bản thân trì hoãn sự hài lòng trong ngắn hạn để tận hưởng những phần thưởng lớn hơn trong dài hạn, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của thành công.