Có câu: "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt". Gia đình dù có bao nhiêu tiền, gia sản giàu có đến mấy cũng không thể so sánh được với việc có một người mẹ thấu hiểu, biết nuôi dạy con.
Người cha thường dành ít thời gian cho con cái hơn người mẹ. Mỗi hành động của người mẹ sẽ có tác động rất lớn đến cuộc đời của con mình. Thế hệ tương lai có thể trở nên tài năng, tiếp nối những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp hay không đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính hành động của người mẹ.
Có 4 hành động này của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái trong suốt cuộc đời.
Một người mẹ đang đi dạo cùng con thì gặp người ăn xin ngồi trên tấm giẻ rách trông rất tội nghiệp.
Cô liền nói: "Nhìn xem, người ăn xin này khốn khổ biết bao. Con có thương hại những người tội nghiệp này không?". Đứa trẻ trả lời: "Họ thật đáng thương. Con muốn giúp họ nhưng không thể".
Người mẹ nói: "Những người thực sự có quyền lực phải là những người biết quan tâm đến thế giới. Nếu con muốn giúp đỡ họ thì con phải bắt đầu từ hôm nay, học tập chăm chỉ và rèn luyện bản thân để tương lai có điều kiện làm điều ý nghĩa đó". Nhiều người nghe xong câu chuyện nhận định, tương lai đứa trẻ có thể thành công hoặc sống một đời bình thường. Nhưng chắc chắn, lòng trắc ẩn sẽ là điều không thể thiếu đối với cô bé này.
Một người mẹ tốt sẽ soi sáng cho con, để con tìm ra hướng đi cho cuộc sống, nhìn nhận bản thân, nhìn thế giới và mọi sinh vật bằng đôi mắt đầy yêu thương và trắc ẩn… Đây là khuôn mẫu thực sự thay vì coi thường người khác và chỉ biết ích kỉ đề cao bản thân.
Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng nói: Tính cách, phẩm chất và thói quen của người mẹ lâu dần sẽ khắc sâu vào tâm trí và ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái.
Tính cách của người mẹ cực đoan, không biết cách bao dung người khác, đứa trẻ cũng sẽ là người kén chọn, nhỏ mọn. Ngược lại, nếu người mẹ có tính cách điềm đạm, biết giáo dục con cái, biết bao dung thì trẻ cũng sẽ có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Những đứa con ngoan không phải do sinh ra mà nhờ được nuôi dưỡng cẩn thận.
Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng khi con đi học thì không cần phải giáo dục con nữa. Kiểu hành vi đẩy trách nhiệm lên nhà trường này rất có vấn đề. Giáo viên ở trường chỉ có thể dạy trẻ đọc và viết. Sự tu dưỡng và nhân cách đạo đức cần có sự dạy dỗ cẩn thận của gia đình, nhất là người mẹ.
Trong quá trình phát triển, trẻ đều quan sát mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cha mẹ và học theo. Con sẽ học theo cách bạn giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Do đó, trước mặt con, đừng ngại ngần nói rõ cảm xúc và cách giải quyết của mình.
Khi thật sự chán nản hay bực bội, thay vì la hét hay hành động một cách mất kiểm soát, bạn hãy nói rõ với con: "Mẹ đang rất bực. Mẹ cần hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ có thể giải quyết được những chuyện này". Cách nói này khiến cho trẻ hiểu rằng không khó để trở nên mạnh mẽ và sẽ tìm được nhiều biện pháp để đương đầu với khó khăn.
Khi dạy con, mẹ vẫn giữ được bình tĩnh nếu con phạm lỗi thì trẻ cũng học được cách kiểm soát bản thân. Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên nóng nảy quát tháo và đánh đập sẽ khiến trẻ có xu hướng chống đối và càng không nghe lời. Trẻ cũng rất dễ xung đột với người khác, đặc biệt là với bạn bè của mình.
"Tôi chỉ học xong cấp 3 nhưng tôi bắt con mình phải vào đại học danh giá nhất; Tôi không có năng lực nhưng lại trách con mình tầm thường" - Rất nhiều bà mẹ đặt kỳ vọng quá lớn lên con cái mà không chịu học hỏi, trau dồi bản thân mình. Họ ép con đạt được mơ ước dang dở của mình mà không nghĩ tới năng lực hay cảm xúc của trẻ.
Cách làm này sẽ gây ra sự nổi loạn và thù hận ở trẻ. Là cha mẹ, chúng ta phải tự ý thức về bản thân và con cái, không kỳ vọng hay so sánh quá nhiều.
Con người khác vẽ đẹp thì đó là việc của họ và không liên quan gì đến chúng ta. Nếu con bạn giỏi Toán thì bạn nên tích cực khám phá năng khiếu Toán học của con mình. Chỉ cần cố gắng hết sức trong mọi việc.
Nếu đứa trẻ có tài năng ở mức trung bình thì sao? Hãy dạy con trở thành người "làm hết sức mình và có lương tâm trong sáng", sống tích cực, lạc quan. Chỉ cần chấp nhận sự bình thường của chính mình, chấp nhận sự bình thường của con cái, khuyến khích con sống một cuộc sống đơn giản và bình yên là đủ.