Theo các chuyên gia nuôi dạy trẻ, có 4 hành động hàng ngày của cha mẹ có thể gây ảnh hưởng đến trí thông minh của con. Nếu đang mắc phải, cha mẹ cần sửa đổi sớm. Cụ thể như sau:
Đây là điều mà rất nhiều cha mẹ đang mắc phải. "Sao con chậm chạp thế, mẹ bảo đi làm bài tập từ bao giờ mà vẫn còn ngồi đây", "Sao con học mãi mà không hiểu bài thế", "Con ăn ít thôi, người bắt đầu phì ra rồi đấy", "Nằm suốt ngày thế, dậy tập thể dục đi",... - cha mẹ cằn nhằn con về đủ chuyện, từ cân nặng, sức khỏe, đến điểm số,...
Bởi cha mẹ nghĩ rằng, chỉ cần mình không giám sát, thúc giục thì con sẽ chậm lại, bị tụt hậu so với những đứa trẻ khác.
Thực tế những lời cằn nhằn quá nhiều sẽ khiến trí não trẻ mệt mỏi, đồng thời dẫn đến suy giảm khả năng tư duy. Đây chính là nguyên nhân khiến não bộ trẻ bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển chỉ số IQ.
Cha mẹ cằn nhằn nhiều ảnh hưởng không tốt đến trí thông minh của trẻ. (Ảnh minh họa)
Việc bị cha mẹ quát mắng thường xuyên có thể khiến trẻ gặp phải những tổn thương về tâm lý, như trở nên tự ti, sa sút về cảm xúc, luôn cảm thấy tủi thân, bất hạnh. Khi gặp khó khăn, trẻ không có đủ dũng khí để đối mặt.
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu trẻ em liên tục phải đối diện với những lời quát mắng, la hét của cha mẹ sẽ có kích thước não nhỏ hơn so với những bạn thường xuyên nghe được những lời động viên, khen ngợi. Việc này sẽ khiến cho trẻ không thể phát triển tốt trí thông minh, thiếu đi sự sáng tạo, nhạy bén.
Chính vì vậy khi con mắc lỗi, cha mẹ thay vì quát mắng thì cần nói chuyện kiên nhẫn, tránh dùng lời lẽ gay gắt, tiêu cực để làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Sợ con mình trở nên kiêu ngạo nên nhiều cha mẹ có cách nuôi dạy rất sai, đó là cố "chèn ép", "phủ nhận" thành quả của con. Chẳng hạn như khi con đã cố gắng học hành chăm chỉ và đạt được một số điểm khá cao trong kỳ thi. Thay vì khen nỗ lực của con, nhiều cha mẹ lại nhún vai nói: "Vẫn chưa thực sự tốt. Nếu giỏi thì phải đạt điểm tuyệt đối chứ".
Dù có mục đích tốt thì câu nói lạnh lùng của cha mẹ vẫn như một gáo nước lạnh, tạt vào sự tin của trẻ.
Nhiều cha mẹ cố tình "chèn ép" để con không kiêu ngạo. (Ảnh minh họa)
Nhiều đứa trẻ rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Khi thấy cha mẹ bận, trẻ lăng xăng muốn làm gì đó để giúp đỡ, nhưng chẳng may lại làm hỏng. Chẳng hạn trẻ muốn phụ mẹ rửa bát nhưng không may làm vỡ một chiếc đĩa. Lúc này nhiều bà mẹ mất bình tĩnh nói: "Thôi để đấy mẹ làm cho nhanh, con chẳng làm được việc gì cả". Hoặc khi con định làm gì, cha mẹ cũng giành làm luôn để... "cho nhanh".
Phủ nhận công sức, sự chăm chỉ cũng chính là dập tắt hy vọng, niềm đam mê khám phá, học tập của trẻ. Sau này, khi gặp khó khăn và phải tự đối mặt, trẻ sẽ trở nên lúng túng và chỉ biết cầu cứu cha mẹ.
Hãy nhớ rằng, nhiệm vụ của cha mẹ không phải là mở đường cho con cái, mà là giúp chúng trưởng thành. Cho con thử sức và tôn trọng công sức của con chính là cho con đủ can đảm, tự tin để đối mặt với những thăng trầm của cuộc đời sau khi rời xa sự che chở của cha mẹ.