3 tỷ phú quyền lực nhất thế giới đều đồng tình: Nếu muốn thành công ai cũng phải trả cái giá này!

Thanh Hậu, Theo Nhịp Sống Kinh Tế 22:15 11/01/2018
Chia sẻ

Những người thành công họ trở nên tuyệt vời bằng cách nhìn vào những sai lầm và điểm yếu của họ, từ đó khám phá ra cách giải quyết xung quanh những vấn đề đó.

Có công mài sắt có ngày nên kim

Ba trong số những tỷ phú quyền lực nhất thế giới đều đồng ý rằng có một đặc điểm mà bạn cần để thành công: Đó là những sai lầm.

3 tỷ phú quyền lực nhất thế giới đều đồng tình: Nếu muốn thành công ai cũng phải trả cái giá này! - Ảnh 1.

Tỷ phú Ray Dalio

Ray Dalio – Nhân vật được tạp chí Time bình chọn là một trong số "100 gương mặt có ảnh hưởng nhất trên thế giới". Ông cũng là người sáng lập ra quỹ đầu tư lớn nhất thế giới Bridgewater. Tổng tài sản quỹ này quản lý lên tới 122 tỷ USD.

Ông hài lòng với việc không có quá nhiều người biết về mình. Ông là một nhân vật quan trọng.

Bất cứ điều gì bạn hình dung về Dalio đều có thể sai về con người này.

Hầu hết chúng ta đều không có manh mối về việc những người thành công họ thật sự như thế nào. Đó cũng là điều mà Dalio đã học được khi ông bắt đầu lập nên quỹ phòng hộ (hedge fund) đầu tiên của mình.

Dưới đây là một trích đoạn từ tờ báo Principles, viết về những nguyên tắc trong cuộc sống và công việc mà Dalio đã đề ra.

"… hình ảnh mà người ta thường hình dung về sự thành công - Nó trông giống như một bức ảnh bóng loáng mà ở đó có những người đàn ông, đàn bà lý tưởng. Những người nằm trong danh mục của Ralph Lauren (Ralph Lauren là thương hiệu thời trang và lối sống mang tính biểu tượng của Mỹ). Họ có một danh sách liệt kê tất cả những thành tựu mà họ đã đạt được. Từ việc học ở những ngôi trường danh giá như Ivy League, cho đến việc làm đúng hết tất cả các bài kiểm tra.

Đó chính xác không phải là hình ảnh của những người thành công điển hình…"

Thay vào đó, Dalio nhận thấy rằng những người thực sự thành công họ luôn có một sự khiêm tốn rất thú vị:

"Những người thành công họ trở nên tuyệt vời bằng cách nhìn vào những sai lầm và điểm yếu của họ, từ đó họ khám phá ra cách giải quyết xung quanh những vấn đề đó".

Những khó khăn và trở ngại trên con đường sự nghiệp của họ, đặc biệt là những điều gây cho họ sự đau đớn và tổn thương, giúp họ có được điều mình muốn một cách nhanh nhất. Đồng thời họ cũng là người học được nhiều nhất so với những người chẳng gặp phải chông gai gì trên đường đi của mình.

Tôi học được rằng họ là những con người tuyệt vời – những con người tôi muốn họ ở xung quanh tôi".

Nhìn vào những vị tỷ phú lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, hay bất kỳ nhân vật có thành tựu lớn nào, bạn cũng sẽ thấy được rằng: ai trong số họ cũng đã từng một lần "thất bại – yêu thương".

3 tỷ phú quyền lực nhất thế giới đều đồng tình: Nếu muốn thành công ai cũng phải trả cái giá này! - Ảnh 2.

Tỷ phú Charlie Munger

Dưới đây là một câu nói nổi tiếng của một tỷ phú khác, Charlie Munger – ‘cánh tay phải’ của tỷ phú Warren Buffett. (Được trích từ cuốn sách "Tao of Charlie Munger").

"Không có con đường nào để có một cuộc sống đủ đầy mà không phải trải qua nhiều sai lầm. Trên thực tế, bí quyết sống trong đời là: Để có được cuộc sống tốt, bạn phải xử lý được những sai lầm. Thất bại trong việc giải quyết tâm lý phủ nhận những sai lầm thường là con đường đưa người ta đến với sự nghèo đói".

Sai lầm là cái giá phải trả của thành công

Bạn vẫn còn chưa thấy thuyết phục? Hãy đến với vị tỷ phú thứ ba, George Soros. Ông được coi là nhà kinh doanh lớn nhất mọi thời đại.

3 tỷ phú quyền lực nhất thế giới đều đồng tình: Nếu muốn thành công ai cũng phải trả cái giá này! - Ảnh 3.

Dưới đây là một trích đoạn trong cuốn "Soros on soros" của ông:

"Ở bình diện cá nhân, tôi là một người rất khó tính. Tôi luôn tìm kiếm những sai sót của bản thân cũng như của người khác. Nhưng cùng với khó tính, tôi cũng là người rất vị tha. Tôi không thể nhận ra sai lầm của mình nếu tôi không thể bỏ qua cho chính mình. Đối với người khác, sai lầm là nguồn cơn của sự hổ thẹn. Nhưng đối với tôi, nhận ra lỗi lầm của chính mình là điều rất đáng tự hào. Một khi chúng ta nhận ra rằng: sự hiểu biết không hoàn hảo là điều tất yếu của con người, chúng ta sẽ không còn cảm thấy xấu hổ nữa. Điều đáng xấu hổ là nhận ra lỗi lầm mà không biết sửa đổi."

Vậy thì, nhận ra lỗi lầm và học lấy những bài học từ chúng là điều quan trọng nhất đưa ta đến thành công.

Có lẽ với sự phổ biến của những cuốn sách như Mindset của Dweck, bạn có thể đã biết được điều này. Phần khó khăn nhất là thực hiện nó.

Sự lớn lên của nỗi đau đồng nghĩa với Sự lớn lên của niềm vui.

Có một lý do đã khiến rất nhiều người trong chúng ta chọn cách từ bỏ khi đối diện với thất bại. Đó là cảm giác tồi tệ mà nó đem lại.

Dalio đã đặt cho cảm giác đó một cái tên:

"Tôi gọi nỗi đau đến từ việc nhìn vào chính bản thân bạn và những người khác một cách khách quan là "sự lớn lên của nỗi đau", bởi vì đó là nỗi đau đi kèm với sự trưởng thành của mỗi người. Có công mài sắt có ngày nên kim".

Đa số người ta thất bại một vài lần, cảm thấy bị tổn thương, rồi nói rằng: "Tôi chưa được dạy nhiều về điều này. Nó thật đau đớn. Tôi không thể làm được."

Chẳng ai giúp được bạn điều này cả. Ai cũng sợ bị đau đớn, nỗi sợ bị tổn thương là cảm giác rất tự nhiên. Sau tất cả:

"Bản chất của con người là, chúng ta quá tập trung vào sự thỏa mãn ngắn hạn hơn là sự hài lòng dài hạn… sự kết nối giữa hành vi này và phần thưởng mà nó đem lại không hề đến một cách tự nhiên".

Gắn nỗi đau với lợi ích dài hạn mà một việc nào đó đem lại không dễ gì làm được. Nhưng chúng ta có thể học được điều này. Hơn nữa, nếu làm tốt, nỗi đau ấy sẽ bắt đầu dịu đi.

Dalio gọi tinh thần này là "mức độ cao của những người chạy bộ" (runner’s high) – sự lớn lên của niềm vui:

"Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra sự kết nối này với những lợi ích dài hạn. Những khoảnh khắc bắt đầu gợi lên niềm vui hơn là nỗi đau. Nó cũng tương tự như việc tập thể dục. Khi kiên trì kết nối việc tập thể dục với lợi ích mà nó mang lại, người ta sẽ cảm thấy vui và thoải mái hơn trong việc tập thể dục của mình."

Chìa khóa để đạt được trạng thái này là dần dần nới rộng ranh giới của bạn:

"… bởi vì quy luật của tự nhiên là: nới rộng ranh giới của bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Điều đó sẽ làm cải thiện kết quả đem lại và tạo động lực khích lệ tinh thần bạn. Bạn càng hoạt động nhiều trong "vùng căng ra" của mình bao nhiêu, bạn sẽ càng thích nghi tốt bấy nhiêu và càng tốn ít công sức để có thể hoạt động ở một mức độ cao hơn.

Vì vậy, nếu bạn không bỏ cuộc, nếu bạn duy trì được "nỗi đau ấy" thì dần dần bạn sẽ đẩy nhanh được tốc độ tiến hóa của mình một cách tự nhiên. Bởi vì tôi tin vào điều đó, tôi tin rằng: tôi có đạt được những mục đích của mình hay không, là một kết quả của bài kiểm tra về những gì tôi đã làm. Đó là một trò chơi mà tôi đã chơi, nhưng trò chơi này là thực tế."

Một cách trực quan, ta có thể viết như sau:

Nới rộng ranh giới → Những thành công nhỏ → Động lực → Mở rộng ranh giới → Nhiều động lực hơn → Những thành công lớn.

Khi chúng ta nhìn thấy một ai đấy làm được những điều tuyệt vời - nhấc được cả nghìn pound (1pound = 0.454 kg), kiếm được cả triệu đô la trong một vụ giao dịch, đi thăng bằng trên dây – chúng ta thường quên rằng, lúc bắt đầu họ chưa bao giờ hoàn hảo đến vậy.

Cũng như hầu hết mọi người, họ bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.

Vào những năm hai mươi đầu tiên của cuộc đời, mọi thứ đối với tôi thực sự tồi tệ. Không bạn bè, không sở thích, không mục đích. Nhưng kể từ khi tôi bắt đầu nhìn vào những thiếu sót của mình và thử thách bản thân – nói chuyện với những người mà tôi từng sợ, đi du lịch, đẩy tôi ra khỏi vùng an toàn của mình. Mỗi năm sau đó đều tốt hơn một chút.

Có môt viên ngọc cuối cùng bị chôn vùi trong câu nói của Dalio:

"Đó là một trò chơi mà tôi chơi, và trò chơi này là sự thật".

Cái nhìn của Dalio với công việc và cuộc sống của mình đều như một, ông xem chúng như trò chơi với tiền cược cao.

Xây dựng lại từ thất bại: gamification

(Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (Game's elements) vào trong các lĩnh vực khác bên ngoài.)

Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã chơi điện tử cả ngày, xem nó như là một cách để trốn chạy khỏi thực tế. Cho đến bây giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ đó là việc làm hữu ích.

Dưới đây là những gì Dalio cho là điều kỳ diệu tạo nên bởi Gamification:

"Hãy đối xử với cuộc sống của bạn như cách chơi một trò chơi hay luyện một môn võ thuật. Mục tiêu của bạn là tìm ra cách để vượt qua thách thức và hoàn thành nhiệm vụ. Trong suốt quá trình chơi điện tử hay luyện võ, bạn sẽ trở nên lão luyện hơn. Khi bạn đã giỏi hơn, bạn sẽ tiến đến một cấp độ cao hơn của trò chơi. Ở đó, bạn sẽ được dạy cho những kỹ năng cao hơn và hoàn thành những yêu cầu khó khăn hơn."

Ở trường đại học, tôi hầu như không đến lớp. Thay vào đó, tôi thức dậy từ 9 hay 10 giờ sáng và chơi điện tử cho đến nửa đêm. Tôi chỉ nghỉ hơi khi đi vệ sinh hay đi lấy thức ăn từ tủ lạnh.

Tôi sẽ không khuyến khích lối sống đó cho bất kỳ ai. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy những giây phút bất tận đó là "công việc".

Gamification là cách sắp xếp cuộc sống và cả những thất bại, theo cách làm cho nó vui vẻ hơn. Mà nếu thấy vui, bạn có thể làm nó mãi mãi.

Những thách thức của cuộc sống trở nên ly kỳ:

"Một khi bạn chấp nhận rằng chơi một trò chơi sẽ không thoải mái. Chơi trò đó một thời gian bạn sẽ thấy nó bắt đầu trở nên dễ dàng hơn nhiều. Khi bạn chơi xuất sắc hơn, bạn sẽ khám phá ra khả năng của mình, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy ly kỳ và thú vị hơn."

Nếu bạn nhìn vào một game thủ nghiêm túc, bạn sẽ nhận thấy rằng, sớm hay muộn các trò chơi đơn giản không còn đáp ứng được họ nữa. Họ cần những trò phức tạp, khó khăn và thực tế hơn.

Trò chơi nào có thể phức tạp hơn, thực tế hơn và khó khăn hơn là chính thực tế cuộc sống chứ?

Khi tôi nhận ra điều đó, tôi chẳng cần đến những trò chơi điện tử nữa.

Bài viết này xuất hiện lần đầu tại Better Humans. Bạn có muốn tìm hiểu nhiều hơn? Charles xuất bản tờ The Open Circle, một bản tin miễn phí hàng tuần cho hơn 10.000 độc giả. Nơi ông viết về những người có được sự thành đạt cao và chia sẻ bài học độc quyền từ các thí nghiệm học tập của riêng mình.

Theo: QZ
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày