Ai làm cha mẹ đều muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh vẫn có những hiểu lầm nhất định về giáo dục. Họ rất quyết tâm làm cho con mình hạnh phúc, nhưng khi trẻ lớn lên, có thể chúng sẽ không còn hạnh phúc nữa.
3 kiểu "giáo dục hạnh phúc" sau đây có hại cho trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn vui vẻ thực hiện hàng ngày. Hãy xem bạn có phạm phải một trong số đó hay không:
Ảnh minh họa
Một người kể: "Em gái tôi là con út trong nhà, bố mẹ rất yêu thương, không đặt ra những yêu cầu khắt khe về học tập. Họ luôn cảm thấy rằng việc con học giỏi hay không không quan trọng, miễn là con vui vẻ và khỏe mạnh. Vì vậy, em tôi đã dành ba năm trung học để chơi đùa và đi làm sau khi tốt nghiệp mà không vào đại học.
Giờ đây, em gái tôi, nay đã trưởng thành, thường nói: 'Bố mẹ thiên vị, sao không nghiêm khắc hơn với con. Nếu không bây giờ con vào đại học chứ không phải chịu khổ như thế này'".
Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn đến với thành công, nhưng nó có thể là con đường ngắn nhất, vững chắc nhất. Không nên vì những khó khăn hay lợi ích trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Dù sau này làm bất cứ nghề gì, có bằng đại học cũng sẽ giúp bạn có lợi thế.
Việc học có thể nhàm chán, bài tập về nhà thì khó. Nhưng nếu chúng ta để con lười biếng, trốn tránh việc học vì niềm vui ngắn hạn thì chỉ khiến trẻ hối hận suốt đời. Ở mọi lứa tuổi đều cần phải nỗ lực để trưởng thành, đừng để con trở thành kẻ hời hợt ở độ tuổi đáng ra phải chăm chỉ học tập.
Đó không phải là hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc thực sự là học tập, làm việc chăm chỉ và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Đây cũng không phải là hạnh phúc thực sự, nó chỉ có thể khiến trẻ vô kỷ luật, không có luật lệ.
Nhiều trẻ em ngày nay được nuông chiều, bỏ qua dù phạm lỗi. Kết quả là có rất nhiều đứa trẻ nghịch ngợm quá mức. Có trẻ em hỗn hào với ông bà, ông bà lại cảm thấy cháu còn nhỏ, không nên quá khắt khe. Nếu trẻ phá hoại tài sản, cha mẹ cảm thấy con không cố ý, vậy tại sao lại phải phạt?
Trẻ còn nhỏ đang trong giai đoạn hình thành những giá trị đúng đắn, chúng ta nên để trẻ hiểu được những gì trẻ có thể làm và những gì không thể làm. Hạnh phúc không phải dựa trên nỗi đau của người khác, người nhà cũng không ngoại lệ, người qua đường càng không bao dung.
Nếu chúng ta mù quáng và tha thứ không giới hạn, hạnh phúc của đứa trẻ sẽ không kéo dài được lâu và một ngày nào đó nó sẽ bị trừng phạt nặng nề. Tự do nhưng đừng biến trẻ thành đứa trẻ "hoang dại" không đếm xỉa đến cảm nhận của những người xung quanh.
Cha mẹ tôn trọng quyền lựa chọn sẽ truyền cho con nguồn cảm hứng bất tận, giúp con tự tin tạo dựng cuộc sống cho chính mình. Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học phát hiện khả năng phán đoán, đưa ra quyết định và nắm bắt phương hướng cuộc sống của chính mình là yếu tố quan trọng để người đó có được sự hạnh phúc lâu dài.
Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm, khi trẻ đưa ra những lựa chọn sai lầm, cha mẹ phải hướng dẫn kịp thời thay vì để con muốn làm gì thì làm. Mọi thứ trong cuộc sống đan xen nhau và điều quan trọng là trẻ phải học cách đưa ra lựa chọn hợp lý. Chỉ có điều này mới giúp trẻ tháo gỡ rắc rối, cảm thấy hài lòng.
Con trẻ phải đối diện với vô vàn những lựa chọn lớn nhỏ trong cuộc đời. Cha mẹ hãy dạy con kỹ năng lựa chọn càng sớm càng tốt để khi một mình đối diện với khó khăn, trẻ không cảm thấy hoang mang, lo sợ mà sẽ đưa ra quyết định khôn ngoan.