Triển vọng nghề nghiệp rộng mở
Không bó hẹp trong lĩnh vực công nghệ, quản trị mạng sở hữu sự lựa chọn ngành nghề đa dạng khi hầu hết các công ty thuộc lĩnh vực nào đều cần tuyển dụng vị trí này. Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành Chuyên viên an ninh mạng, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống an toàn thông tin, Kỹ thuật viên máy tính, Chuyên viên quản trị mạng, Chuyên viên quản trị hệ thống, Chuyên viên hỗ trợ IT, Kỹ sư quản trị và an ninh mạng, Chuyên viên thi công mạng hệ thống doanh nghiệp.
Đặc biệt, bạn còn có thể trở thành Chuyên gia IoT, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin hay thăng tiến lên các vị trí Leader, Trưởng phòng kỹ thuật, Giám đốc công nghệ…
Doanh nghiệp khan hiếm kỹ sư giỏi về mạng và hệ thống
Sự thống trị của công nghệ kéo theo vai trò quan trọng của việc bảo mật dữ liệu là không thể phủ nhận trong thế giới hiện đại. Đặc biệt khi số vụ tấn công mạng tăng nhanh và diễn biến khó lường, nảy sinh nhiều nguy cơ về lỗ hổng bảo mật.
Theo IBM, tổng chi phí trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu là 3,92 triệu USD. Khi có sự cố tấn công mạng, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng "điêu đứng", không biết ứng cứu, xử lý sự cố thế nào. Kết quả, doanh nghiệp mất tiền cho Hacker, thuê dịch vụ bảo mật an ninh mạng, mất thông tin dữ liệu, mất niềm tin với khách hàng…Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia quản trị mạng và bảo mật luôn được săn đón hàng đầu.
Mặc dù các doanh nghiệp sẵn sàng trả mức 69.000 USD - 114.000 USD/1 năm/1 nhân sự ngành này nhưng vẫn đang thiếu trầm trọng đội ngũ kỹ sư có kỹ năng cả về mạng và hệ thống.
Vẫn thất nghiệp dù đã chọn ngành hot
Khát nhân sự là vậy nhưng theo thống kê của Bộ Giáo Dục & Đào tạo, có đến 72% sinh viên ngành CNTT nói chung (trong đó có sinh viên Quản trị mạng và bảo mật hệ thống) ra trường thiếu kỹ năng thực hành và phải đào tạo thêm khi vào doanh nghiệp cho thấy những đòi hỏi khắt khe của thị trường việc làm 4.0.
Vì thế, không ít sinh viên ngành này với tấm bằng khá giỏi trên tay vẫn nhận được "cái lắc đầu" từ nhà tuyển dụng vì thiếu và yếu kỹ năng. Đây là một ngành đặc thù, ở đó có tư duy là chưa đủ, bạn còn cần phải có trí tò mò, sự kiên nhẫn, chăm chỉ, tự học để bắt kịp với những xu thế công nghệ mới nhất trong ngành.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn cho mình môi trường đào tạo chú trọng thực hành, chương trình bám sát thực tế nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực hành trên thiết bị thật và nhúng mình trải nghiệm vào các dự án doanh nghiệp chính là cách nhanh nhất để thành công với nghề Quản trị mạng và bảo mật hệ thống.
Có mặt tại Việt Nam hơn 2 thập kỷ, Aptech là cái nôi đào tạo chuyên gia Quản trị mạng & bảo mật quốc tế theo hướng chú trọng thực hành. Với 4 học kỳ chuyên môn giúp học viên "bỏ túi" kiến thức và kỹ năng như nắm chắc cấu trúc máy tính, mạng máy tính, quản trị tài nguyên của doanh nghiệp. Có khả năng tìm, phân tích, đánh giá, khắc phục lỗ hổng bảo mật, an ninh mạng. Nắm chắc các kiến thức tốt về quản trị mạng và bảo mật hệ thống thông tin, server, dữ liệu, website cho doanh nghiệp. Hiểu, nắm bắt được luật, chính sách an ninh mạng…
Cập nhật công nghệ mới liên tục, học theo phương pháp cầm tay chỉ việc, thực hành cường độ cao giúp các bạn tự tin hội nhập trong kỷ nguyên 4.0. Không chỉ học lý thuyết suông, việc được "sờ tận tay", thực hành sâu và liên tục trên hệ thống thiết bị thật, được "tập dượt" bảo mật hệ thống hạ tầng mạng...là lợi thế khác biệt của học viên Aptech. Với mô hình Làm trước học sau, chú trọng 75% thực hành, bổ trợ kiến thức và đào tạo chuyên sâu tại trung tâm mạng, hỗ trợ 1:1 bởi giảng viên giúp học viên chắc kỹ năng, bỏ túi dự án thực tế để tự tin ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Thầy Phạm Xuân Hiền (Giám Đốc Đào tạo - Aptech 250 Hoàng Quốc Việt) chia sẻ: "Đặc biệt trong bối cảnh "data là vàng" như hiện nay, Aptech còn chú trọng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp tốt cho học viên để giữ mình trước những cám dỗ trục lợi thông tin để không trở thành Hacker mũ đen gây hậu quả cho doanh nghiệp, tổ chức".
Đó là lí do nhiều học viên Aptech đã khởi nghiệp thành công về hệ thống hạ tầng và dịch vụ mạng như Vương Duy Nam (CEO HOSTVN), Đinh Văn Quyết (CEO DIGIVI), Quách Đình Hợp (CEO BKHOST)…Bạn đã sẵn sàng trở thành những nhà quản trị mạng tương lai, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia IT vững mạnh trong kỷ nguyên số? Ghi danh ngay tại Aptech nhé.
Aptech Computer Education đã có mặt tại Việt Nam từ 1999, với hệ thống trung tâm đào tạo tại nhiều tỉnh thành: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Đắk Lắk... Các trung tâm Aptech tại Việt Nam tuân thủ chương trình đào tạo, luyện tập và kiểm tra theo chuẩn chất lượng của Aptech Ấn Độ chuyển giao và cấp bằng.