Sáng tạo – động lực phát triển nền kinh tế tuần hoàn
Các nhà đầu tư đang có sự quan tâm ngày một lớn đến lĩnh vực khởi nghiệp tạo tác động. Báo cáo "2022 GIINsight: Đánh giá thị trường đầu tư tạo tác động" cho biết hơn 1,164 nghìn tỷ USD đã được phân bổ cho các khoản đầu tư tạo tác động trên toàn cầu, tập trung vào năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững và tái chế rác thải, đây đều là những lĩnh vực nằm trong mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn.
Là những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Họ không ngừng tìm kiếm những ý tưởng, mô hình kinh doanh mới để tạo ra giá trị gia tăng từ chất thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Nhiều cuộc thi, chương trình khởi nghiệp đã được tổ chức nhằm khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sôi động.
Unilever Việt Nam - doanh nghiệp tiên phong trong kinh tế tuần hoàn với dự án Kinh tế tuần hoàn nhựa được thực hiện bền bỉ trong nhiều năm qua, đã tích cực tạo ra mạng lưới đối tác thu gom và tái chế, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có cả các startup, tiếp cận với các nguồn lực và công nghệ mới.
Cuộc thi "Giải pháp tuần hoàn nhựa 2024" được Unilever Việt Nam khởi xướng và phối hợp tổ chức đã góp phần đem đến những sáng kiến và kế hoạch hành động mang tính thực tế cao, tập trung vào giai đoạn thu gom - phân loại, xử lý và tái chế rác thải nhựa. Cuộc thi là một bước tiến quan trọng trong việc thực thi cam kết của Unilever về nhựa, cũng như là sự hỗ trợ kịp thời với các dự án tái chế nhựa tiềm năng đang cần tìm nguồn vốn và các sự hỗ trợ cần thiết.
Sân chơi mở rộng cơ hội kết nối chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa
"Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" không chỉ là "sàn đấu" để các cá nhân, doanh nghiệp SME và các startup tranh tài, mà còn là cơ hội để họ học hỏi, hợp tác và cùng nhau tạo nên một cộng đồng tạo tác động vì môi trường bền vững bằng sự sáng tạo không giới hạn và những sáng kiến hiệu quả để biến rác thải thành tài nguyên có giá trị.
Cuộc thi mang đến cơ hội trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tái chế nhựa
Khởi động từ tháng 4/2024 với hơn 100 dự án dự thi, cuộc thi đã tìm ra Top 20 đội thi có những sáng kiến, mô hình và giải pháp đổi mới sáng tạo đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí, gồm tính sáng tạo của giải pháp và hướng tiếp cận; tính sẵn sàng cho thị trường Việt Nam; tính phù hợp để nhận rộng mô hình; khả năng nhân rộng quy mô; tính triệt để trong giải quyết vấn đề; tính bền vững, tác động của giải pháp; năng lực đội ngũ.
Các dự án này được phân loại thành hai nhóm chính là Bảng Giải pháp triển vọng (Giải pháp đã có sản phẩm cụ thể và đã ra mắt thị trường, đang có tiềm năng mở rộng và cần sự hỗ trợ để phát triển tại thị trường Việt Nam) và Bảng Ý tưởng đổi mới sáng tạo (Sáng kiến, mô hình, giải pháp mới và sáng tạo chưa tiếp cận thị trường, đang trong giai đoạn phát triển thành sản phẩm cụ thể và cần sự hỗ trợ để mang sản phẩm ra thị trường).
Danh sách Top 20 dự án của chương trình Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024
Nhiều ý tưởng, giải pháp nổi bật đã nhận được những đánh giá tích cực từ Hội đồng giám khảo. Lọt top Giải pháp triển vọng, Reform Master Aggregation gây ấn tượng với cách tiếp cận toàn diện trong việc tích hợp toàn bộ chuỗi cung ứng, từ lực lượng thu gom rác thải phi chính thức đến các nhà tái chế chính thức. Trong khi đó, đội thi Grac mang đến giải pháp ứng dụng công nghệ vào thu gom và đóng gói rác thải tái chế, kết nối người dân với người nhặt ve chai, vựa ve chai và nhà máy tái chế.
Bảng ý tưởng gồm những ý tưởng độc đáo và sáng tạo như "M2P - Mango Peel Plastic" tận dụng vỏ xoài để sản xuất nhựa sinh học, hay dự án "HACIN - Biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng tự phục hồi" mở ra hướng đi mới trong việc tái sử dụng nhựa vào lĩnh vực xây dựng đã mở ra hướng đi mới cho ngành tái chế nhựa bằng việc kết hợp công nghệ thông tin và cải tiến hệ thống lò nung.
5 dự án của Bảng ý tưởng được tham gia vào vòng chung kết
Trong chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 10/2024, Top 5 xuất sắc nhất (bao gồm 3 đội nhóm Giải pháp và 2 đội nhóm Ý tưởng) sẽ cùng trình bày trực tiếp ý tưởng, dự án của mình trước Ban giám khảo để tìm ra quán quân của chương trình.
Ngoài giải thưởng tiền mặt, các đội thi còn có cơ hội nhận được các giải thưởng tài chính hấp dẫn và hỗ trợ lâu dài từ nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp có giải pháp xử lý và tái chế rác thải nhựa của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt, được kết nối vào chuỗi giá trị của Unilever Việt Nam, được đồng hành hỗ trợ và nâng cao năng lực bởi các chuyên gia đa ngành trong lĩnh vực tái chế, đầu tư bền vững và công nghệ; và các gói hỗ trợ kỹ thuật; cùng với các gói hỗ trợ phi tài chính khác.
"Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" được tổ chức với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh (BritCham), Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), Đại sứ quán Anh và Ngân hàng Standard Chartered.