Vẫn được biết tới là ứng dụng chụp ảnh phổ biến nhất trên thế giới, mặc dù không hỗ trợ nhiều biện pháp chỉnh sửa, thế nhưng Instagram với sự tiện lợi của mình đã đem lại cảm giác sử dụng thoải mái tới với hàng triệu người dùng toàn cầu. Ứng dụng này đang trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới sau khi được Facebook mua lại và khái niệm chụp ảnh "tự sướng" đã thay đổi hoàn toàn từ sau khi Instagram xuất hiện.
Thế nhưng, đã bao giờ bạn thắc mắc những tấm ảnh chụp trên Instagram sẽ ra sao ngoài đời thực? Những hiệu ứng như Lo-Fi, Sutro hay Hefe được tạo nên như thế nào?
Bộ ảnh Instagram ngoài đời thực của nghệ sĩ Bruno Ribeiro sẽ cho người xem thấy được những hiệu ứng tạo nên đơn giản như thế nào.
Mới đây, một nghệ sĩ Anh gốc Brazil là Bruno Ribeiro đã hiện thực hóa những suy nghĩ đó. Bằng việc phân tích màu sắc của những hiệu ứng trên Instagram, anh đã cho ra mắt bộ ảnh Instagram ngoài đời thực để cho người dùng thấy được những hình ảnh qua phần mềm khác biệt như thế nào so với đời thực. Anh thậm chí còn sử dụng những loại khung và hash tag giống hệt với ứng dụng để cho người dùng có được sự gần gũi hơn.
Anh sử dụng rất nhiều khung hình với các màu sắc khác nhau để tạo nên hiệu ứng sau đó đặt chúng ở một số khu vực xung quanh London, Anh.
Hiệu ứng không khác gì phần mềm chuyên nghiệp.
Sau đó, Bruno chụp lại ảnh của những người thử nghiệm rồi đăng tải lên Instagram để hoàn thành dự án của anh.
Những người tham gia đều hết sức bất ngờ do tấm ảnh họ chụp... chẳng khác gì phần mềm nhưng cách thức thực hiện lại rất đơn giản.
Bruno muốn chỉ cho mọi người thấy rằng, không cần sử dụng những ứng dụng cầu kì hay các phần mềm chỉnh sửa phức tạp, chúng ta vẫn có thể tạo cho mình những bức ảnh độc đáo theo đúng phong cách Instagram, đôi khi nên để sự sáng tạo của con người lên ngôi chứ đừng nên phụ thuộc quá nhiều vào những chiếc điện thoại thông minh. Bạn nghĩ sao về bộ ảnh này?
Tại sao phải sử dụng hiệu ứng trong khi bạn có thể tự tạo ra nó?
Bruno Ribeiro muốn mọi người sáng tạo nhiều hơn và đừng bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.