Rất tiếc, smartphone không thể chữa… mụn trứng cá!

Duckie Nguyễn, Theo 00:00 10/09/2011
Chia sẻ

Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) vừa kết luận chuyện động trời này vào sáng ngày hôm qua!

Smartphone dễ dàng giúp bạn chơi game, lướt Facebook hay tìm kiếm quán ăn gần nhất. Nhưng chắc chắn, chúng chưa thông minh đến mức thay thế được bác sĩ trong việc chữa mụn trứng cá. Điều khá hiển nhiên vừa được Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) kết luận sáng hôm qua.
 
 
Hai hãng phần mềm tại Mỹ loan tin rằng ứng dụng Acne Pwner và AcneApp có thể… chữa mụn cho người dùng mobile. Tuy nhiên, FTC cáo buộc nhà phát triển không đưa ra nổi bằng chứng khoa học và ban hành lệnh cấm quảng cáo “khả năng trị mụn” vô tiền khoáng hậu.
 
Smartphone đang trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, nhưng thật ngớ ngẩn khi cho rằng chúng có khả năng chữa mụn” – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Mỹ khẳng định.
 
 
Những ứng dụng lòe người dùng với “phương pháp trị mụn bằng ánh sáng tích hợp qua màn hình điện thoại”. Theo đó, bạn chỉ cần đưa màn hình tới gần khu vực da xấu trong vài phút mỗi ngày nhằm trị mụn tận gốc. Thật nực cười!
 
Theo FTC, khoảng 3.300 khách đã chấp nhận trả 0,99 USD (~21k VNĐ) cho phần mềm Acne Pwner trên gian hàng Android Marketplace. Tương tự, có đến 11.600 người tải về AcneApp trị giá 1,99 USD (~42k VNĐ) thông qua App Store.
 
 
Đây là lần đầu tiên FTC cấm đoán những ứng dụng có liên quan đến sức khỏe. Nhà phát triển của AcneApp cố vớt vát: “Phần mềm được thiết kế bởi một bác sĩ chuyên khoa da liễu”. Hãng còn nhắc khéo tạp chí Dược Mỹ phẩm của Anh từng công bố kết quả điều trị mụn bằng ánh sáng xanh và đỏ, giúp loại bỏ vi khuẩn trên da và giảm nguy cơ nổi mụn tới 76%. Tuy nhiên, bằng chứng cụ thể lại không được trình bày.
 
Bác sĩ da liễu Gregory Pearson đã hợp tác cùng lập trình viên Koby Brown để thực hiện AcneApp. Lên sóng vào cuối năm 2009, phần mềm trị mụn được dư luận rất quan tâm. Tờ báo nổi tiếng New York TimesFox News cũng đưa tin về sản phẩm diệu kỳ này.
 
 
Giới chuyên môn cho biết liệu pháp trị mụn bằng ánh sáng có thể đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, ánh sáng của iPhone hay bất cứ chiếc điện thoại nào khác cũng chưa đủ mạnh để thực hiện “sứ mệnh cao cả” trên.
 
Hiện tại, bác sĩ Gregory Pearson và Koby Brown phải nộp phạt 14.924 USD (hơn 300 triệu đồng). Còn hãng phát triển phần mềm phải nộp phạt 1.700 USD (khoảng 35 triệu đồng).
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày