Những vụ "chết hụt" may mắn của ông chủ Facebook

Quỳnh Trang, Theo Mask Online 00:01 12/02/2012
Chia sẻ

May mà Mark Zuckerberg không phải trả giá quá nhiều cho những quyết định nông nổi của mình.

Khi Facebook chính thức phát hành cổ phiếu vào tháng 5 tới, tài sản của Mark Zuckerberg sẽ đạt ngưỡng 30 tỷ USD (khoảng 630.000 tỷ đồng). Rõ ràng, việc xây dựng một doanh nghiệp tầm cỡ thế giới luôn đòi hỏi sức lao động cao, cộng thêm chút may mắn nữa.
 
Tính đến nay, may mắn lớn nhất của Mark Zuckerberg là chưa tiêu tan phần lớn số tiền và tính mạng của mình trước những hành động nông nổi trong quá khứ.

1. Khi dừng lại ở trạm xăng dỏm

Năm 2005, một tên cướp chĩa súng vào Mark Zuckerberg khi anh dừng xe tại trạm xăng. Ngay lập tức, Mark nhanh chóng nhảy lên chiếc SUV và phi thẳng một mạch. Nếu mọi chuyện khác đi đôi chút, thật khó tưởng tượng hậu quả sẽ thế nào.
 
 
 
2. Khi Mark thuê nhầm Giám đốc điều hành
 
Đúng vậy, đó là khi Mark quyết định thuê Owen Van Natta, người cũ của Amazon. Chú ấy dự định bán Facebook với giá bèo, chỉ khoảng vài trăm triệu USD. May mắn thay, Mark nhận thấy vấn đề và sa thải Owen, thuê tiếp Sheryl Sandberg, một người có vẻ kiên nhẫn hơn. Kết quả hẳn không cần nói cũng biết, nhờ giữ lại Facebook mà Mark đang rất giàu có.
 
 
 
3. Chê bai thành viên

Năm 19 tuổi, Mark nói với bạn thân qua tin nhắn tức thời (Instant Message) rằng, người dùng thật ngớ ngẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân với anh trên Facebook. Rất may, chuyện này không phổ biến quá sớm (1 năm sau đó), khi Facebook bộc lộ được nhiều ưu điểm. Nếu không thì mạng xã hội này khó lòng được đón nhận nhiều như bây giờ đâu.
 
 
 
4. Giao trách nhiệm cho Eduardo Saverin
 
Năm 2003, Mark cần tiền chi trả cho việc thuê máy chủ và thực hiện một số dự án. Anh chàng liền kêu gọi người bạn giàu có Eduardo Saverin giúp đỡ. Tuy nhiên, Eduardo muốn giữ trách nhiệm thực sự trên Facebook và Mark đồng ý.
 
Sau đó, trong khi những thành viên khác đang gồng mình đưa nhà mạng tiến lên thì Eduardo lại chìm đắm trong tiệc tùng, thậm chí sử dụng khung quảng cáo của Facebook cho chương trình riêng. Mard nỗ lực đẩy Eduardo ra khỏi công ty. Kết quả, Eduardo khởi kiện đòi bồi thường 5 tỷ USD – điều tưởng chừng không thể vào lúc bấy giờ. Thật may mắn là tòa án không đồng ý với đòi hỏi này.
 
 
 
5. Mất lịch sự với News Feed
 
Tháng 6/2006, Facebook trình làng News Feed, cho phép dân tình theo dõi những hành động mới nhất của bạn bè. Rất nhiều thành viên lên tiếng phản đối và thành lập những hội tẩy chay tính năng này.
 
Đáp lại, Mark đăng một bài blog với tiêu đề “Bình tĩnh. Thở đi. Chúng tôi đang nghe bạn”, đều cực mất lịch sự trong văn hóa phương Tây. May mà người phụ trách PR, Brandee Barker đã khuyên Mark thay đổi phản hồi trên. Nếu không, hẳn hàng nghìn người dùng đã rời khỏi gia đình Facebook rồi ấy chứ.
 
 
 
6. Tấn công Harvard Crimson

Khi Harvard Crimson đang mở cuộc điều tra cáo buộc của Winklevosses về chuyện Mark đánh cắp ý tưởng thành lập Facebook, anh chàng rất tức giận và hack mạng của Crimson nhằm tìm đọc những bài trao đổi của điều tra viên. Không chỉ vậy, Mark tiếp tục gửi chúng cho bạn bè và nếu vụ này lộ ra, Mark có thể bị đuổi khỏi trường Havard, mang theo điều tiếng xấu tại thời điểm Facebook còn rất mong manh. Đây là một biểu hiện nông nổi của ông chủ Facebook thời sinh viên.
 
 
 
7. Mark không muốn chia sẻ hình ảnh trên Facebook

Sự thực là ban đầu Mark không muốn cung cấp tính năng chia sẻ hình ảnh trên Facebook, nhưng Sean Parker cuối cùng đã thuyết phục anh chàng thành công. Có thể nói, nếu thiếu vắng công nghệ chia sẻ hình ảnh, Facebook vẫn là một trang web đẹp trong cộng đồng sinh viên, nhưng không phải hiện tượng toàn cầu như ngày nay.
 
 
 
8. Mark muốn phát triển Wirehog

Khi Facebook có 1 triệu người dùng đầu tiên, Mark chỉ muốn sử dụng mạng xã hội như công cụ phát triển dự án thứ hai mang tên Wirehog, chuyên về chia sẻ file. Lần này, Sean Parker góp công lớn khi giúp Mark nhận thấy chúng là một sai lầm nghiêm trọng. Thật khó tưởng tượng khi vào thời điểm Facebook cần nhiều quan tâm nhất, Mark lại tỏ ra mất tập trung.
 
 
 
9. Đồng ý bán Facebook cho Yahoo

Đúng vậy, Mark từng định bán Facebook cho tập đoàn Yahoo với mức giá chỉ 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, CEO Yahoo khi ấy, Terry Semel đã tạm dừng thương vụ do kết quả kinh doanh nghèo nàn của hãng. Không biết nên cảm thấy may mắn cho Facebook hay đáng tiếc cho Yahoo đây nhỉ?
 
 
 
10. Zuckerberg để lại cho Winklevosses một nửa Facebook

Sau khi Facebook bước vào hoạt động, cặp sinh đôi nhà Winklevosses đã khởi kiện Mark ăn cắp ý tưởng. Nhằm tránh rắc rối, Zuckerberg đề nghị nhượng lại một nửa Facebook cho họ, song lại nhận được cái lắc đầu. Có lẽ với Mark vào thời điểm ấy, Facebook chỉ là một trong số rất nhiều thứ mà anh chàng muốn thực hiện.
 
 
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày