Về mặt lý thuyết, chíp xử lý Sandy Bridge được xây dựng dựa trên các transistor 32nm, có khả năng bật/tắt trên 300 tỉ lần mỗi giây. Nếu chúng ta thuê ai đó làm điều tương tự, tức là chỉ ngồi bật/tắt một bóng đèn liên tục mà không cần ăn uống gì thì anh ta cần đến 4.000 nghìn năm để thực hiện xong nhiệm vụ ấy.
Một so sánh khá thú vị khác về định luật Moore (ra đời năm 1971) cho biết số lượng transistor sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm trên một đơn vị inch vuông. Nếu đem con số tương tự áp dụng với chíp xử lý Intel Sandy Bridge và tốc độ bước đi của con người thì vào thời điểm hiện tại bạn đạt tốc độ trung bình khoảng 1 tỉ km/giờ, tức gần xấp xỉ tốc độ ánh sáng (300 nghìn km/giây).
Có gần 1 tỉ transistor bên trong mỗi nhân của Sandy Bridge. Nếu một chiếc ô tô được chia làm 1 tỉ bộ phần (hiện nay thường bao gồm 30.000 bộ phận) thì sẽ phải mất 114 năm để lắp ráp xong toàn bộ chiếc xe đó (với tốc độ hiện giờ).
Nếu CPU Sandy Bridge giống như một quốc gia và số lượng transistor là số dân của nước đó thì “quốc gia” Intel Core thế hệ 2 sẽ đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Một con chíp Sandy Bridge chứa số transistor nhiều hơn 540 triệu đơn vị khi đem so sánh với số lượng ô tô đã được đăng ký tại Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á Thái Bình Dương cộng lại.
Trường hợp so sánh công suất tiêu thụ của một chiếc laptop sử dụng CPU Sandy Bridge với một chiếc máy giặt là khô (chạy trong 1 tiếng), kết quả cho thấy laptop có thể chạy trong 147 giờ. Còn nếu dùng năng lượng mà một lò nướng pizza tiêu thụ trong 45 phút tại nhiệt độ 176 độ C thì sẽ có 67 chiếc laptop tương tự làm việc liên tục trong 50 tiếng.
Nếu mỗi hộ gia đình tại Mỹ có 30 công tắc điện thì một con chíp Intel Sandy mới chỉ mất chưa tới 1 nano giây (1 phần tỉ giây) để bật tất cả số công tắc đó.
So sánh với con chíp đầu tiên 4004 do Intel giới thiệu năm 1971, CPU mới đạt tốc độ nhanh hơn 4000 lần, mỗi transistor sử dụng năng lượng ít hơn 4000 lần. Tỉ lệ giá/mỗi transitor cũng giảm xuống gần 10.000 lần.
Sandy Bridge được làm chủ yếu từ vật liệu silicon – chủ yếu được tinh chế từ cát biển. Vì vậy, mỗi bước đi của bạn trên bãi biển cũng giống như đang “giẫm” lên sức mạnh của chiếc laptop mà ai đấy sẽ sử dụng sau này.