Hiện nay, các nhà sản xuất đang cố gắng cho ra mắt những chiếc điện thoại ngày càng mỏng. Bên cạnh sự sang trọng, tinh tế mà những thiết kế mỏng mang lại, sẽ là những nỗi lo về độ bền của nó. Vậy làm thể nào để bạn có thể hạn chế tối đa khả năng điện thoại bị vỡ màn hình?
Màn hình điện thoại bị vỡ luôn là nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta.
Công nghệ màn hình Moto ShatterShield
Vào hồi cuối năm ngoái, hãng Motorola đã cho ra mắt chiếc smartphone Droid Turbo 2 với công nghệ màn hình ShatterShield, nhằm giúp smartphone chống bị vỡ khi có va chạm hoặc tác động mạnh.
Với công nghệ ShatterShield màn hình smartphone của bạn sẽ không hề hấn gì với những tác động kiểu thế này.
Motorola cho biết họ đã phải tốn 3 năm để có thể phát triển và hoàn thiện công nghệ ShatterShield, công nghệ này sử dụng 5 lớp thành phần để mang lại độ bền cao nhất cho màn hình smartphone.
Đầu tiên là phần lõi được làm từ khung nhôm rắn, giúp tăng tính ổn định và vững bền cho toàn bộ phần màn hình đặt lên phía trên. Kế đến là màn hình AMOLED. Bên cạnh việc cho chất lượng hình ảnh rực rỡ và chi tiết, tính linh hoạt của lớp màn hình AMOLED cũng giúp nó hấp thụ tốt các chấn động, đồng thời không bị tổn hại khi smartphone bị rơi rớt.
Công nghệ ShatterShield có tới 5 lớp thành phần nhằm giúp màn hình smartphone không thể vỡ.
Tiếp theo là hai lớp cảm ứng. Sở dĩ có đến tận hai lớp cảm ứng là do thông thường khi bạn làm rơi smartphone lớp cảm ứng sẽ dễ bị hư hỏng và không thể hoạt động nữa. Tuy nhiên, với việc được trang bị thêm một lớp cảm ứng dự phòng, smartphone của bạn sẽ vẫn phản hồi tốt cho dù một lớp cảm ứng đã dừng hoạt động.
Lớp phía trên là phần kính bảo vệ, chống vỡ và nứt. Và lớp ngoài cùng cũng là một lớp kính bảo vệ khác với lớp phủ đặc biệt nhằm giúp màn hình chống hao mòn và hư hỏng.
Dán cường lực bảo vệ màn hình
Miếng dán cường lực luôn là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Đây có lẽ là cách rất phổ biến hiện nay mà hầu hết mọi người đều sử dụng. Miếng dán cường lực làm từ chất liệu nhựa đặc biệt, che phủ hoàn toàn màn hình nhưng vẫn không hề làm màn hình bớt nhạy đi. Bên cạnh đó nó còn giúp cho điện thoại của chúng ta sẽ hạn chế được trầy xước cũng như là màn hình bị vỡ khi điện thoại bị rơi. Tuy nhiên những miếng dán cường lực hiện nay thường có tuổi thọ sử dụng không cao khi nó sẽ nhanh chóng bị vàng ố, hay trầy xước trong quá trình sử dụng.
Dùng ốp lưng dày
Ốp lưng hiện nay đã có rất nhiều mẫu mã phù hợp với mọi lứa tuổi.
Ốp lưng là chiếc vỏ bảo vệ phần lưng điện thoại. Một chiếc ốp lưng sẽ giúp cho mặt sau của máy được bảo vệ khỏi các vết xước. Ngoài ra, nếu ốp lưng làm bằng cao su dày, chiếc điện thoại của bạn cũng có khả năng toàn mạng cao hơn khi bị rơi. Bên cạnh đó, ốp lưng hiện nay mẫu mã rất đa dạng, góp phần làm thể hiện cá tính của các bạn hơn. Tuy nhiên, dùng ốp lưng có một nhược điểm là làm máy bị bí, khi sử dụng quá nóng sẽ làm hại máy.
Dùng Flipcover
Flipcover có thể coi là sự bảo vệ kết hợp của hai món phụ kiện trên. Flipcover thực chất là một chiếc nắp lưng có gắn thêm một mặt trước để bảo vệ cho màn hình của bạn khỏi những vết xước do vô tình. Flipcover chủ yếu làm bằng da, được dán vào một lớp nhựa mica cứng. Do đó khi sử dụng Flipcover bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi màn hình smartphone được bảo vệ rất an toàn rồi nhé.
Nếu không ưa thích dán màn hình và dùng ốp lưng, Flipcover sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Mặc dù bảo vệ khá triệt để chiếc điện thoại của bạn, nhưng Flipcover lại có nhược điểm là không bền. Bởi lẽ, do phần da được dán vào mặt nhựa, nên sau một thời gian sử dụng nó rất dễ bung ra. Hơn thế nữa, phần mặt da rất dễ bẩn. Và cuối cùng là giá thành của một chiếc Flipcover cao hơn nhiều so với miếng dán màn hình hay ốp lưng.
(Tổng hợp)