Song hành cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là cả những thành tựu vĩ đại trong quá khứ bị bỏ rơi. Trong đó bao gồm cả chiếc máy vi tính – niềm khát khao một thời của mỗi cá nhân và hiện tại vẫn là nỗi mong ngóng của người dân tại các nước kém phát triển. Thế nhưng, hẳn bạn sẽ phần nào thấy bất ngờ khi quan sát những bức ảnh sau đây, chúng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy cách hành xử của con người với những vật dụng dần trở nên vô giá trị.
Đây là những chiếc máy tính không còn được sử dụng nữa tại một trường trung học ở Indiana, Mỹ. Bạn có thể tìm thấy cả Apple II và máy in Imagewriter II được thiết kế giống như là những cỗ xe tăng trong căn phòng. Thậm chí, biểu tượng của nhà sản xuất vẫn còn rõ ràng dẫu cho niên đại của chúng đã lên tới hơn 20 năm.
Mặc dù mọi thứ đều có nguyên nhân nhưng hẳn bản thân trái đất cũng cảm thấy ngán ngẩm khi phải "thu hồi" chiếc bảng mạch điện tử này. Hơn thế nữa, thiết bị bỏ đi còn được tìm thấy tại ngoại ô thành phố New York hiện đại của Mỹ.
Chiếc máy tính vốn là ông hoàng của giới văn phòng thập niên 80 hiện vẫn tại vị ở đúng nơi mình từng sống. Thế nhưng nhiệm vụ nay đã thay đổi, sản phẩm giờ chỉ còn chờ ngày được dẹp đi chỗ khác hay chạy đua với chiếc bàn gỗ trước sự xâm lấn của thời gian. Thậm chí, cuốn sổ đặt phía trên máy dường như đã gắn bó với hệ thống hàng chục năm có lẻ.
Trông giống như nạn nhân của đàn nhện khổng lồ trong các bộ phim kinh dị, bộ sưu tập Apple iMac đầy màu sắc rực rõ song không còn giá trị sử dụng nữa. Thật đáng buồn khi nghĩ đến những đàn em của chúng như iPhone hay iPad đang làm mưa làm gió ngoài thị trường. Biết đâu sau 10 năm nữa, những chiếc túi kia sẽ chứa cả mớ máy tính bảng lỗi thời?
Hai màn hình máy tính được tìm thấy trong một ngôi nhà bỏ hoang. Không có gì cho thấy nhiệm vụ của chúng trước khi nghỉ hưu, nhưng chắc hẳn ai đó đã biến cả hai thành mục tiêu trút giận hay để tập bóng chày.
Cũng nằm trong tòa nhà được nhắc đến ở trên là các công cụ sao lưu dữ liệu kiểu cổ. Ở phía bên trái là ổ đĩa cứng di động từng được dùng trong hệ thống ICL ME29, còn bên phải phía trên lại là nửa cuộn băng từ vẫn còn ghi rõ số hiệu năm 1984. Cuối cùng, bên dưới là ổ đĩa mềm 8-inch được dùng trong Dbase II – một ứng dụng cơ sở dữ liệu phổ biến vào thập niên 80.
Tại Italy câu chuyện cũng không ngoại lệ, trên hình ảnh là dàn máy tính do IBM sản xuất năm 1981, đi kèm cùng bàn phím mà hầu hết các nút bấm đã không còn ở đúng vị trí. Hẳn sẽ còn rất lâu nữa người ta mới ngó ngàng đến đống đổ nát này.
Trong thời hoàng kim của máy tính Apple II, Apple Works là gói phần mềm hết sức phổ biến. Sở hữu khả năng xử lý văn bản, bảng số và cơ sở dữ liệu, Apple Works được coi là Microsoft Office của thập niên 80. Bức hình mà bạn thấy trên đây chính là vỏ ngoài của bộ sản phẩm, nằm bên cạnh rác rưởi và đống đổ nát của một văn phòng bị bỏ hoang.
Một sự bất ngờ thú vị được phát hiện tại tòa nhà văn phòng cũ, đó là dàn máy tính Bell-System với kích thước cồng kềnh và màn hình lớn. Được biết, hệ thống rất được ưa chuộng trong những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng có lẽ vị trí phù hợp hơn cho cỗ máy sẽ là viện bảo tàng.
Nhiều người tận dụng các căn phòng không sử dụng thành nơi chứa đồ cũ, và chủ nhân của phòng tắm có tới 100 năm tuổi này ở Scotland đã biến đây thành nơi chứa máy tính. Dàn PC lâu nhất có tuổi đời hơn 15 năm, cộng thêm hàng đống chất thải của các loài gặm nhấm. Bạn có thể nhìn thấy chiếc ghế màu da cam nhưng lời khuyên là đừng có ngồi lên đó.
Chiếc đồng hồ dừng lại ở 12 giờ 40 phút trong một căn phòng lớn tại Toronto, Cananda. Có hàng tá máy tính cũ xếp hàng dài trên những chiếc bàn, nhiều đến mức đủ làm nản lòng bất cứ ai có ý định dọn dẹp.
Đúng thế, song hành cùng bụi đất là nước, minh chứng trực quan cho thấy các dòng sông cũng bị ô nhiễm bởi rác thải công nghệ cao. Dàn máy tính đã không còn giữ được hình dạng ban đầu và quá trình gỉ sét đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.