Độ tuổi 20 có thể nói là độ tuổi "ẩm ương" đối với con người khi mà sự nghiệp còn chưa ổn định và rất nhiều trong số chúng ta trải qua quá trình mất phương hướng khi bắt đầu tiếp xúc với cuộc sống thực. Thế nhưng, đối với những người nổi tiếng trong làng công nghệ, đây lại là độ tuổi mà họ bắt đầu gặt hái được thành công nhất định trong sự nghiệp của mình.
Một số người nổi tiếng trong giới công nghệ cho rằng những việc họ làm khi còn 20 tuổi đã tạo nền móng vững vàng cho bước phát triển sau này. Hãy cùng theo dõi 5 người nổi tiếng trong giới công nghệ đã làm gì khi họ còn ở lứa tuổi này.
1. Marissa Mayer - CEO Yahoo!
Khi 24 tuổi, Marissa Mayer trở thành nhân viên thứ 20 tại công ty công nghệ Google. Trước khi trở thành CEO của Yahoo, Marissa Mayer đã làm việc tại Google 13 năm liên tiếp sau đó ứng cử vào vị trí danh giá tại công ty đối thủ của Google.
Theo như những gì Marissa Mayer nhớ lại thì Google thời điểm bà còn 24 tuổi chưa được "hoành tráng" như thời điểm hiện tại. Cơ sở vật chất của Google vẫn còn rất hạn chế. Bà nhớ lại vào tháng 4 năm 1999 khi bắt đầu vào Google, công ty này mới chỉ có 7 nhân sự. Bàn phỏng vấn chính là một chiếc bàn chơi bóng bàn cũ tại phòng họp của Google.
Trong phòng họp lúc đó có rất nhiều hoạt động đang diễn ra, Larry Page cùng Sergey Brin (hai nhà sáng lập
Google) lúc đó đã yêu cầu mọi người rời phòng họp để có được cuộc phỏng vấn riêng với Marissa. Sau khoảng thời gian ngắn, Marissa Mayer trở thành nữ kĩ thuật viên công nghệ đầu tiên tại Google, đây chính là bước đi đầu tiên trong công cuộc xâm nhập thế giới công nghệ của bà sau này.
2. Ursula Burns - CEO Xerox
Khi đang học tại Học viện công nghệ New York với chuyên ngành kĩ thuật, Ursula Burns thử thách bản thân bằng việc gia nhập Xerox ở vị trí thực tập sinh. Bắt đầu làm việc tại Xerox ở độ tuổi 22, Ursula chưa từng nghĩ rằng đây sẽ là công ty bà gắn bó cuộc đời mình cùng. Sau khi lấy được bằng thạc sĩ, Ursula làm việc chính thức tại Xerox và trở thành CEO vào năm 2009, sau 29 năm làm việc tại công ty này.
Nhớ lại thời điểm bắt đầu làm việc tại Xerox, Ursula cho rằng mọi thứ và mọi người đều rất hỗ trợ bà trong công việc bà đang làm. Thế nhưng, chuyển biến lớn nhất đến với Ursula khi lãnh đạo hỏi bà về những chiến dịch kinh doanh lâu dài, đây là thời điểm bà tập trung nghiên cứu nhiều hơn vào những vấn đề lớn và bắt đầu trở thành CEO.
Vào độ tuổi 25, mạng xã hội Facebook của Mark bắt đầu đạt dấu mốc lớn khi có tới 300 triệu người dùng. Đây cũng là thời điểm mà Facebook bắt đầu kiếm ra tiền cho Mark Zuckerberg. Mặc dù rất vui mừng với dấu mốc quan trọng, thế nhưng 25 cũng là độ tuổi mà Mark Zuckerberg nhận ra mình cần kết nối cả thế giới, chiến dịch dài hơi cho tới tận bây giờ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Vào năm 2010, chỉ 1 năm sau dấu mốc quan trọng nói trên, Mark Zuckerberg đã được tạp chí Time bình chọn là "Nhân vật của năm" đồng thời có những bước tiến rõ rệt trong quá trình phát triển Facebook cũng như ngành công nghiệp Internet trên thế giới.
Vào tuổi 25, Sheryl Sandberg tốt nghiệp khoa kinh tế của trường Đại học Harvard với mức điểm cao ngất ngưởng. Đây cũng là thời điểm Sheryl gặp Larry Summers, người thầy, người dẫn đường cho Sheryl trong những bước tiến tương lai. Sheryl làm việc tại World Bank khi bắt đầu gặp Larry Summers và sau đó khi ông trở thành Bộ trưởng bộ Tài chính, Sheryl được chọn làm thư kí riêng của Larry.
Trong quá trình làm việc, Sheryl tranh thủ học thêm khóa MBA tại Harvard. Tại Harvard, bà cũng bắt đầu tiếp cận được với làn sóng Internet cũng như công việc trong giới công nghệ đầy thách thức. Đây cũng là thời điểm để bà bắt đầu thử sức với ngành công nghệ.
Năm 2000, Sheryl gia nhập Google dưới cương vị giám đốc kinh doanh và sau đó trở thành trợ lý đắc lực của Mark Zuckerberg vào năm 2007.
5. Eric Schmidt - Chủ tịch hội đồng quản trị Google
Quá trình phát triển của Eric Schmidt chậm hơn vào năm ông 27 tuổi. Sau khi lấy bằng tiến sĩ kĩ thuật, ông bắt đầu nghiên cứu mạng máy tính cũng như cách thức quản lý, phát triển các ứng dụng điện tử.
Không lâu sau đó, Eric Schmidt làm việc cho Xerox và bắt đầu phát triển hệ thống mạng nội bộ cho công ty này. Tiếp nối sau Xerox, ông gia nhập Sun Microsystems và bắt đầu hiểu rõ hơn về thế giới công nghệ mở hấp dẫn.
Nhớ lại thời điểm khi mới gia nhập làng công nghệ, Eric Schmidt phát biểu: "Chúng tôi lập trình xuyên đêm, đơn giản vì vào ban đêm, máy tính hoạt động nhanh hơn rất nhiều".
(Tổng hợp)