Trên trang mạng Zhihu của Trung Quốc từng có chủ đề được chú ý: Những người giàu xung quanh đã dạy bạn điều gì? Câu hỏi này đã thu hút hơn 13,2 triệu người theo dõi chỉ trong 2 ngày.
Với 15 làm nghề, có cơ hội tiếp xúc, nói chuyện và phỏng vấn người giàu, nhà văn tự do Trần Tiểu Tinh (Trung Quốc) đã rút ra được những 3 bài học giá trị về cuộc sống.
Tiền càng nắm chặt càng nhanh mất
Trong mắt một số cá nhân, người giàu thường rất xa hoa. Tuy nhiên khi có cơ hội tiếp xúc với những người sở hữu khối tài sản khủng, bạn sẽ nhận ra họ khá tính toán trong việc tiêu tiền. Bởi họ luôn có suy nghĩ, mỗi đồng tiền bỏ ra phải thu lại lợi nhuận chứ không phải tiêu chỉ để làm hài lòng người khác.
Không tiêu tiền bừa bãi nhưng sẵn sàng đầu tư đúng chỗ - đó chính là điều khiến người giàu trở nên khác biệt so với số đông.
Sau khi tốt nghiệp cùng một chuyên ngành, Tiểu Hy và Khúc Chính cùng vào làm tại một công ty truyền thông. Tiểu Hy thường dành khoảng 1.000 NDT/tháng để dành cho quỹ học tập. Số tiền này được sử dụng khi anh có mong muốn tham gia bất kỳ một khóa học nào giúp nâng cao kỹ năng làm việc.
Trong khi đó Khúc Chính thường tiết kiệm từng đồng và tránh tiêu dùng nhằm theo đuổi mục tiêu sở hữu căn nhà đầu tiên trước năm 30 tuổi.
Trong vài năm đầu của sự nghiệp, khoảng cách về sự nghiệp và cuộc sống của 2 người bạn này không khác nhau nhiều. Song 10 năm sau, khoảng cách về cuộc đời của họ đã có những khác biệt.
Vì sẵn sàng chi tiền để đầu tư vào bản thân, năng lực chuyên môn không ngừng được nâng cao, Tiểu Hy được bổ nhiệm vào vị trí phó giám đốc. Chỉ một năm sau khi lên nhậm chức, anh thôi việc và cùng 2 người bạn nữa khởi nghiệp. Hiện nay thu nhập hàng năm của anh đạt mức 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ đồng).
Về phần Khúc Chính, mặc dù cũng được thăng chức quản lý tại công ty nhưng mức lương hàng tháng của anh chỉ ở mức 20.000 NDT (69 triệu đồng). Giá nhà liên tục tăng, anh cũng chưa mua được nhà và sự nghiệp tiến triển khá chậm.
Nếu làm một phép tính, một năm, thu nhập của Khúc Chính khoảng 240.000 NDT (850 triệu đồng). Trong khi đó thu nhập của Tiểu Hy là 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ đồng). Như vậy chỉ sau 10 năm lương của Tiểu Hy đã gấp hơn 3 lần thu nhập của Khúc Chính.
Bởi vậy nhiều người thường nói của cải giống như nắm cát trong tay, càng nắm chặt càng nhanh mất. Song nếu thả lòng và chi tiêu đúng cách, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
Vòng tròn quan hệ sẽ quyết định khối tài sản bạn sở hữu
Bảy năm trước, Hy Khương (25 tuổi, Trung Quốc) là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường cấp 2. Công việc của cô là giảng dạy, soạn giáo án và chấm bài cho học sinh. Khác với nhiều người khi đã có công việc ổn định, họ sẽ chọn cuộc sống an nhàn. Tuy nhiên, Hy Khương lại luôn khao khát có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Vì thế vào năm 28 tuổi, cô quyết định thoát ra khỏi vòng tròn an toàn của mình và tham gia các cộng đồng học tập khác nhau ở một số thành phố. Sau đó cô đã đi khắp mọi miền đất nước để được học hỏi các chuyên gia về ngôn ngữ nhằm nâng cao kiến thức của mình.
Khi được tiếp xúc với những người giỏi, vận dụng kiến thức đã có cùng các kinh nghiệm được chia sẻ, cô đã xây dựng một trang để chia sẻ kiến thức ngôn ngữ. Kết quả là trong vòng nửa năm, tài khoản của cô có 100.000 người theo dõi và đạt được những hợp đồng quảng cáo đầu tiên.
Không ngừng tiến bộ mỗi ngày, theo thời gian cô trở thành chuyên gia về ngôn ngữ và xây dựng được thương hiệu cá nhân của riêng mình. Nhờ thế, thu nhập của Hy Khương cũng không ngừng tăng so với thời điểm trước đây.
Một đoạn trong phim "Sherlock Holmes" có nội dung thế này: Nếu muốn sở hữu những giá trị tốt nhất bạn cần biết đến sự tồn tại của các cá nhân xuất sắc. Nếu không bạn sẽ rất nhanh mất đi tinh thần chiến đấu và cảnh giác. Khi rơi vào nguy hiểm, bạn sẽ nhanh chóng bị bại trận vì thiếu đi sự rèn luyện.
Vậy nên vòng tròn quan hệ sẽ quyết định khối tài sản bạn sở hữu. Hãy ra ngoài nhiều hơn để gặp gỡ, tiếp xúc với những anh tài. Chỉ có vậy bạn mới có hội khám phá thế giới và có cơ hội được học hỏi những điều hay.
Nâng cao giá trị bản thân là cách để mở rộng mối quan hệ
Ở những năm tháng học đại học, Hạo Đông (34 tuổi, Trung Quốc) rất thích giao lưu và tham gia nhiều câu lạc bộ. Đi đến đâu anh cũng để lại số điện thoại của mình như một cách để làm quen với mọi người.
Thậm chí trong các sự kiện ở trường, anh cũng cố gắng bắt chuyện với những giáo viên nhằm tạo mối quan hệ để có sự giúp đỡ khi cần. Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường, anh đã quen và nói chuyện được một thầy giáo dạy môn triết học. Anh nghĩ rằng mình đã trở thành một người bạn của thầy giáo.
Tuy nhiên, trong một lần cần sự trợ giúp, Hạo Đông liên hệ với thầy nhưng chỉ nhận lại một lời từ chối thẳng thừng.
Sau này khi trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh nổi tiếng ở thành phố, thầy giáo năm xưa đã chủ động tiếp cận anh nhằm xin học cho con. Thay vì từ chối, anh sẵn sàng nhận lời đề nghị từ thầy giáo
Câu chuyện này khiến Hạo Đông nhận ra: Trong cuộc sống mọi giá trị đều được trao đổi theo hình thức ngang giá. Nếu không thể cung cấp giá trị cho đối phương, bạn khó có thể nhận được giá trị ngược lại từ họ. Muốn được lòng người xuất sắc thì trước hết bản thân bạn phải trở nên xuất sắc.
Theo Zhihu