Một năm 2018 sắp qua đi, và cứ đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, người ta lại hay thích tổng kết lại những thứ đã làm được trong năm vừa qua. Các mạng xã hội hay nền tảng Internet nổi tiếng cũng vậy, ai nấy đều nhất mực hóng xem suốt 365 ngày đó, có "phốt" nào nổi lên tầm cỡ khủng nhất, để rồi lại ngồi tán phét và chém gió rôm rả.
Đối với một đất nước hơn tỷ dân như Trung Quốc, có lẽ những thói quen sử dụng Internet tại đây cũng đóng góp một phần rất lớn vào những thống kê và tổng hợp cuối năm này. Nếu bạn tò mò muốn biết xem 2018 vừa qua 1,4 tỷ dân ở đây đã hóng hớt điều gì nhiều nhất, hãy cùng theo dõi danh sách sau đây nhé (thông tin được lấy từ cả số liệu của Google và Baidu).
Các fan Trung Quốc hò reo ăn mừng khi xem bóng đá World Cup.
World Cup có lẽ không đơn thuần là sân chơi thể thao hữu nghị cho 32 nước tham dự vòng chung kết chính thức, mà còn là cầu nối cho trái tim và tinh thần của hàng tỷ con người trên thế giới, bất kể họ có thuộc châu lục đi thi đấu hay không. Tính riêng trong năm 2018, đã có 4,3 tỷ lượt tìm kiếm dành riêng cho World Cup trong những tháng cao điểm khi các trận đấu diễn ra ở Nga.
Tuy nhiên, cũng còn có những mặt trái của vấn đề mà đôi khi chúng ta vội bỏ qua. Tất cả những lượt tìm kiếm đó chưa hẳn đã xuất phát từ lòng yêu và hâm mộ thể thao, khi mà sự hiện diện và hoạt động của các hình thức cá độ online vẫn còn xảy ra rất nhiều. Bằng chứng là việc 1 nửa bảng xếp hạng top 10 ứng dụng phổ biến nhất trong những tháng World Cup đều là... ứng dụng đánh bạc, cá cược.
Hoàng tử Harry và bóng hồng mới kết hôn của mình - Meghan Markle - cũng nằm trong những top kết quả tìm kiếm của năm qua tại Trung Quốc, đứng đầu ở cả Google và Baidu. Rõ ràng, độ hóng của các cư dân châu Á dành cho những sự kiện lớn trên thế giới là miễn bàn.
Tính riêng trong tháng 9 và vài tháng lân cận, thế hệ iPhone mới, Apple là chủ đề xuất hiện nhiều nhất. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm Trung Quốc xảy ra một vài xung đột thương mại với Mỹ, vì thế đây cũng là một cụm từ nóng trên Internet.
Ngoài ra, một tâm điểm nữa cũng không thể thoát khỏi vòng vây dư luận tại đất nước tỷ dân: Những lỗ hổng bảo mật Facebook. Chắc chắn với sự lan toả mạnh mẽ từ hàng loạt scandal ảnh hưởng tới người dùng trên toàn thế giới như vậy, không dễ gì mà dân tình Trung Quốc lại bỏ qua chi tiết nóng về Facebook thế này, kể cả khi Facebook đã bị cấm lưu hành và hoạt động trong lãnh thổ, thay thế bằng Weibo.
70 tập phim Diên Hi Công Lược không chỉ là một trong những cái tên hàng đầu dành cho các con mọt phim nước ta mà còn ở chính quê hương Trung Quốc luôn (tất nhiên). Thậm chí, nó còn được dành một khung ưu tiên hiển thị ngay ở trang chủ Baidu khi đang phát sóng, nhằm phục vụ nhu cầu hiếu kỳ và xem phim ngay lập tức của cư dân mạng. Nền tảng chiếu phim online iQiyi (thuộc Baidu) là nơi duy nhất có bản quyền phát sóng Diên Hi Công Lược, thu về hơn 300 triệu view mỗi ngày.
Cũng giống như nhiều fan hâm mộ thương hiệu Marvel cùng các thuyết khoa học vật lý khác, sự ra đi của 2 cái tên trên cũng phần nào khiến Internet Trung Quốc bùng nổ. Được biết, Hawking cũng là người thường xuyên tương tác và giao lưu với cộng đồng Weibo, trong khi Stan Lee thì khỏi phải nói đã quen thuộc với giới trẻ thông qua các bộ phim siêu anh hùng bom tấn ngày nay như thế nào.
Không rõ từ ngữ trên có nghĩa là gì, nhưng nó lại xuất hiện rất nhiều trong các kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc. Tất cả xuất phát từ "phốt" của Ngô Diệc Phàm khi anh chàng ca sỹ này cố tình dùng các con bot ảo để gian lận doanh số iTunes. "Skr" là âm điệu hay được Ngô Diệc Phàm dùng trong chương trình "The Rap of China" khá hot vào năm ngoái, nên cư dân mạng có lẽ đã được thể tận dụng dịp trên để lên án sự xấu hổ này.
Ngô Diệc Phàm cũng là tên tuổi dính đến scandal tai tiếng trong thời gian cách đây không lâu.