100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế

Nhật Quỳnh, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 20:29 27/08/2024
Chia sẻ

Hà Nội đang rất quyết liệt với kế hoạch chuyển đổi sang giao thông xanh.

100% xe buýt tại Hà Nội sẽ không phát thải

Xanh hóa hệ thống giao thông công cộng đang là một trong những ưu tiên của Hà Nội. Theo kế hoạch, toàn bộ số xe buýt sẽ được chuyển đổi sang loại sử dụng năng lượng xanh, ít phát thải hơn so với xe sử dụng dầu diesel. 

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 1.

Hình ảnh xe buýt xả khói đen đã thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Từ năm 2030, toàn bộ số xe buýt mới và xe buýt thay thế sẽ phải là loại sử dụng điện hoặc sử dụng năng lượng xanh như CNG (khí thiên nhiên nén) hay LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng).

Tiếp sau đó, từ năm 2040 thì 100% xe buýt tại Hà Nội có thể chuyển đổi thành xe buýt điện - theo ông Thái Hồ Phương Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông công cộng (Sở GTVT Hà Nội).

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 2.

CNG và LNG được xem là nhiên liệu xanh.

Việc chuyển đổi sẽ đi theo 3 kịch bản mà trong đó, xe buýt chạy dầu diesel sẽ không còn được sử dụng. Các kịch bản đó được nêu như sau:

- Kịch bản 1: 100% xe buýt điện, tương đương 2.433 xe sau chuyển đổi

- Kịch bản 2: 70% xe buýt điện, 30% xe buýt chạy LNG (khí hóa lỏng) hoặc CNG (khí thiên nhiên nén), tương đương 2.212 xe sau chuyển đổi (gồm 1.592 xe buýt điện và 620 xe chạy LNG/CNG)

- Kịch bản 3: 50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG, tương đương 2.076 xe sau chuyển đổi (gồm 1.100 xe điện và 976 xe chạy LNG/CNG)

Tùy theo tình hình thực tế, thành phố đang đề xuất thực hiện kịch bản 3, sẽ chuyển sang kịch bản 2 khi điều kiện cho phép, và sau năm 2040 sẽ thực hiện kịch bản 1.

3 dòng xe buýt thân thiện môi trường

Như vậy, theo kế hoạch đề ra thì dòng xe buýt diesel đang vận hành sẽ được thay thế bằng dòng xe buýt chạy LNG/CNG, và sau cùng chuyển đổi toàn bộ sang dòng xe buýt chạy điện.

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 3.

Xe buýt điện vận hành tại Hà Nội.

Hiện nay, Hà Nội đang có hơn 140 chiếc xe buýt chạy điện. Đây đều là xe do VinFast sản xuất và Vinbus vận hành. Thông số kỹ thuật của xe cho thấy mẫu xe này có sức chứa tối đa 67 hành khách, gồm 28 khách ngồi và 39 khách đứng. Loại xe này trang bị pack pin có dung lượng tối đa lên tới 281 kWh, có thể đi được 260km mỗi lần sạc. Khi sạc tại trạm của Vinbus, xe chỉ mất khoảng 2 tiếng là có pin đầy. 

Vinbus cũng đang là đơn vị duy nhất triển khai xe buýt điện, sở hữu 2 trạm sạc riêng với tổng cộng 71 trụ sạc. Đây đều là các sạc công suất lớn, từ 120 kWh đến 150 kWh do đối tác StarCharge cung cấp.

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 4.

Xe buýt 30 chỗ chạy CNG do Bảo Yến vận hành.

Song song, Hà Nội cũng có 2 loại xe buýt thân thiện với môi trường khác là xe buýt chạy CNG và xe buýt chạy LNG. Theo đó, sau khi có thêm 4 tuyến buýt chạy CNG từ cuối năm 2019 thì Hà Nội đang có 7 tuyến xe loại này.

CNG (Compressed Natural Gas - khí thiên nhiên nén) khi được sử dụng làm nhiên liệu mang lại hiệu suất năng lượng tốt, lại thải ít khí nhà kính hơn nên được xem là một loại nhiên liệu xanh. Khi sử dụng xe buýt chạy CNG, 4 ưu điểm chính thường được nhắc tới là giảm chi phí vận hành, thân thiện hơn với môi trường, giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất.

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 5.

Một chiếc xe buýt chạy LNG ở nước ngoài.

Khi so sánh với dầu diesel, chi phí nhiên liệu vận hành xe buýt chạy CNG chỉ bằng 70%, khí CO2 xả thải ra chỉ bằng 80%, NOx là 70% và SOx là 30%.

Trong khi CNG cần lưu trữ với dung lượng lớn, LNG (Liquefied Natural Gas - khí thiên nhiên hóa lỏng) do có mật độ cao hơn nên bình nhiên liệu cũng thường nhỏ hơn, tốn ít thời gian để nạp hơn. LNG thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các loại xe hạng nặng thay thế dầu diesel.

100% xe buýt loại này sẽ bị khai tử, có tới 3 phương án thay thế- Ảnh 6.

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày